Tin tức

Khiếm thị là gì? Các biện pháp hỗ trợ người bị khiếm thị

Ngày 11/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
“Khiếm thị” là thuật ngữ không quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khiếm thị là gì cũng như dễ nhầm lẫn khiếm thị với mù. Dưới đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về khiếm thị, đặc biệt là có cách cải thiện thị lực hiệu quả.

1. Khiếm thị là gì?

Khiếm thị dùng để chỉ hiện tượng thị giác bị mất chức năng một phần hoặc toàn phần dù đã được điều trị bằng cách đeo kính hay phẫu thuật. Khiếm thị có thể xảy ra ở 2 mắt hoặc chỉ 1 bên mắt. Với trường hợp 1 bên mắt bị khiếm thị, mắt còn lại thường có thị lực 3/10.

Như vậy, chúng ta đã hiểu rõ khiếm thị là gì. Tiếp theo, cần phân biệt được khiếm thị và mù. Theo đó, nếu bị mù, người bệnh hoàn toàn không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, bị khiếm thị vẫn có thể nhìn thấy được bằng cách tận dụng thị lực còn lại ít ỏi, nhưng hình ảnh bị mờ nhòe, không rõ. Ngoài ra, người bị khiếm thị vẫn có khả năng phân biệt được đang ở ngoài ánh sáng hay ở trong bóng tối.

Người bị khiếm thị vẫn nhìn thấy được nhưng nhìn mờ, nhìn khó

Người bị khiếm thị vẫn nhìn thấy được nhưng nhìn mờ, nhìn khó

Các dấu hiệu, triệu chứng của khiếm thị bao gồm:

  • Mắt hay bị rung giật.
  • Không nhìn theo vật hay gương mặt của người khác khi nói chuyện.
  • Nhìn không rõ và góc mắt nhấp nháy khi trời tối.
  • Nhìn gần khi đọc sách, xem điện thoại hay các vật thể nhỏ.
  • Không đọc được chữ trên bảng hiệu hoặc chữ trên nền đen. 
  • Đi xuống cầu thang khó khăn, dễ vấp, té, ngã.

2. Nguyên nhân gây khiếm thị

Biết được khiếm thị là gì, vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? 

Bẩm sinh

Yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh hoặc các sự cố bất thường xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở khiến trẻ sinh ra bị khiếm khuyết thị lực. Hiện tượng này gọi là khiếm thị bẩm sinh. Trẻ bị khiếm thị bẩm sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong hành trình phát triển, sinh hoạt, học tập,…

Chấn thương

Khiếm thị có thể xảy ra do chấn thương vùng mắt, cụ thể là những va chạm mạnh vào mắt trong khi làm việc, lái xe, chơi thể thao,… Những va chạm mạnh này tác động trực tiếp đến giác mạc, võng mạc và để lại di chứng nặng nề cho thị giác như suy giảm thị lực, thậm chí là mất khả năng nhìn. 

Bệnh lý 

Trong nhiều trường hợp, khiếm thị là biến chứng của đột quỵ, tai biến hay các bệnh lý ở não và mắt. Những bệnh lý ở não như u não, đa xơ cứng gây rối loạn thần kinh, trong đó có thần kinh thị giác, dẫn đến những bất thường về thị lực. Còn bệnh lý ở mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thường xảy ra ở người cao tuổi. 

Khiếm thị có thể là biến chứng của chấn thương hay bệnh lý ở mắt

Khiếm thị có thể là biến chứng của chấn thương hay bệnh lý ở mắt

3. Biện pháp hỗ trợ người bị khiếm thị

Như đã phân tích ở phần khiếm thị là gì, người bị khiếm thị vẫn có khả năng nhìn, tuy nhiên, đòi hỏi sự nỗ lực của chính người bệnh cũng như sự hỗ trợ của gia đình, xã hội. Dưới đây là những cách giúp cải thiện thị lực cho người bị khiếm thị.

Sử dụng kính hỗ trợ 

Kính là “trợ thủ đắc lực” cho những người gặp vấn đề về thị lực. Đối với người bị khiếm thị, bác sĩ có thể cho sử dụng các loại kính sau để cải thiện tầm nhìn.

  • Kính lúp: Phóng to chữ hoặc các vật thể có kích thước nhỏ.
  • Kính viễn vọng: Hỗ trợ nhìn rõ những vật thể ở khoảng cách xa.
  • Kính lọc màu: Tăng độ tương phản và giảm độ chói, giúp mắt giảm bớt sự khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng. 

Dùng ánh sáng dịu nhẹ


Một biện pháp khác giúp hỗ trợ tầm nhìn cho người bị khiếm thị là sử dụng ánh sáng dịu nhẹ, đặc biệt, ánh sáng không được chiếu trực tiếp vào mắt. Bên cạnh đó, để người bệnh dễ dàng nhìn và nhận biết vật thể, hãy tăng cường độ tương phản giữa màu nền với màu vật thể. Độ tương phản càng cao thì càng mang lại hiệu quả.

Có nhiều biện pháp hỗ trợ người bị khiếm thị như dùng kính, ánh sáng dịu nhẹ

Có nhiều biện pháp hỗ trợ người bị khiếm thị như dùng kính, ánh sáng dịu nhẹ

Ứng dụng các công nghệ 

Nhằm hỗ trợ người bị khiếm thị trong các hoạt động tìm kiếm thông tin, học tập, làm việc, các ứng dụng phóng to màn hình, công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói hay các thiết bị như kính lúp điện tử, máy đọc sách kỹ thuật số ra đời ngày càng nhiều. Điều này giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc cập nhật tin tức, tiếp nhận thông tin.

Tập luyện cho đôi mắt

Các bài tập cho mắt tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Để mắt linh hoạt và nhìn rõ hơn, người bị khiếm thị hãy thường xuyên chớp mắt, đảo mắt, nhìn xa và nhìn gần luân phiên. Việc này giúp tăng cường lưu thông máu đến mắt, nhờ đó, khắc phục tình trạng mỏi mắt, nhức mắt cũng như cải thiện tầm nhìn hiệu quả.

Phối hợp các giác quan

Khi thị giác bị suy giảm, người bệnh hãy tăng cường sử dụng và phối hợp các giác quan khác như thính giác (tai), khứu giác (mũi), xúc giác (da, chân, tay,…) để hỗ trợ các hoạt động thường ngày. Việc này giúp người bệnh trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn và tự tin hơn. 

Bổ sung dinh dưỡng 

Các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, omega-3, lutein và zeaxanthin như cà rốt, cà chua, đu đủ, rau chân vịt, cá hồi, cá thu, hạt và đậu rất tốt cho mắt. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, cần tăng cường bổ sung những thực phẩm này, ngay cả khi bạn có đôi mắt khỏe mạnh.

Bổ sung vitamin A, C, E, omega-3,… để tốt cho mắt

Bổ sung vitamin A, C, E, omega-3,… để tốt cho mắt 

Can thiệp y tế

Người bị khiếm thị vẫn có thể can thiệp y tế để gia tăng cơ hội nhìn. Cụ thể, tùy vào từng tình trạng, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc, dùng kính hay phẫu thuật để mang lại hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh không thể can thiệp y tế. Và đây là một thách thức lớn đòi hỏi người bệnh phải thực sự nỗ lực trong cuộc sống hàng ngày. 

Chúng ta đã cùng tìm hiểu khiếm thị là gì và các biện pháp hỗ trợ người bị khiếm thị. Mọi thắc mắc liên quan, bạn có thể đến thăm khám tại Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC để các bác sĩ giải đáp chuyên sâu. Quý khách hãy gọi 1900 56 56 56 để chủ động đặt lịch trước theo nhu cầu. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.