Tin tức
Khối u lành tính có đau không và có cần điều trị hay không?
- 30/07/2024 | Hóa trị và những ưu - nhược điểm khi ứng dụng điều trị ung thư
- 03/05/2024 | Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được Sở Y tế Hà Nội đánh giá đạt top đầu bệnh viện về công tác qu...
- 01/08/2024 | Bệnh u não không phải là án tử nếu được phát hiện và điều trị sớm
- 01/08/2024 | U tuyến vú: Chẩn đoán, điều trị u vú lành tính và ác tính
1. Khối u lành tính là gì?
Khối u lành tính là loại u không chứa tế bào gây ung thư ác tính. Chúng không có xu hướng di căn sang khu vực lân cận hoặc những cơ quan khác.
Khối u lành tính không có tế bào gây ung thư
Thực tế, bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đều có nguy cơ xuất hiện u lành tính. Đa phần, người bệnh chủ yếu phát hiện khối u khi vô tình sờ phải.
U xơ, u mỡ, u máu, u nhú, u thần kinh,... là một số loại u lành tính thường gặp và những u lành này đều có thể điều trị khỏi. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám nếu thấy cơ thể xuất hiện khối u bất thường.
2. Khối u lành tính có đau không và có tác động xấu đến sức khỏe không?
Nếu kích thước còn nhỏ, khối u lành tính hầu như không gây đau và không tác động nhiều đến sức khỏe. Người bệnh thường chỉ xuất hiện cảm giác đau khi khối u lớn dần, gây chèn ép nên cơ quan xung quanh.
Khối u lành tính có đau không là thắc mắc của nhiều người
Nếu nhận thấy cảm giác khó chịu, đau tại khu vực xuất hiện khối u, bạn nên đi kiểm tra để được can thiệp kịp thời. Ngay cả khi chưa nhận thấy cơn đau nhưng sờ thấy khối u, bạn cũng không nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
3. Triệu chứng và nguyên nhân gây u lành tính
3.1. Triệu chứng
Triệu chứng người bệnh gặp phải còn tùy thuộc vào loại khối u, vị trí khởi phát. Trường hợp khối u xuất hiện tại vùng mô mềm, bạn sẽ dễ dàng phát hiện khi sờ nắn. Nếu u lành tính phát triển trong não, chúng thường gây ra các cơn đau đầu, suy giảm khả năng nghe nhìn, suy giảm trí nhớ.
Trong một số trường hợp, người bị u lành tính có thể lên cơn sốt cao hoặc ớn lạnh
Nhìn chung, triệu chứng khi xuất hiện khối u lành tính ở người bệnh không phải lúc nào cũng giống nhau. Trong đó, một số triệu chứng thường gặp nhất phải kể đến là:
- Xuất hiện cảm giác đau tại khối u hoặc khu vực xung quanh.
- Cơ thể ớn lạnh hoặc lên cơn sốt.
- Thường xuyên mệt mỏi.
- Hay toát mồ hôi về đêm.
- Cảm giác ngon miệng bị ảnh hưởng.
- Cân nặng bỗng nhiên sụt giảm.
- Sờ thấy khối u lồi lên (nếu khối u xuất hiện tại vùng mô mềm).
3.2. Nguyên nhân
Cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của khối u lành tính trên cơ thể. Tuy vậy, vẫn có một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc hình thành u lành tính. Theo đó, tế bào trong cơ thể người thường được thay mới theo chu kỳ, cụ thể là tế bào cũ bị thay thế bởi tế bào mới. Trường hợp những tế bào này phát triển theo hướng bất thường, tăng sinh không thể kiểm soát, chúng sẽ hình thành một số khối u.
Quá trình hình thành khu lành tính trong cơ thể gần giống u ác tính. Thế nhưng ở các khối u ác tính, chúng lại có xu hướng xâm lấn, di căn đến hệ cơ quan khác.
4. Kỹ thuật chẩn đoán lành tính
Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi triệu chứng, điều tra tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và người thân trong gia đình. Để khẳng định hơn về kết quả, bác sĩ cần chỉ định thêm một vài xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác. Chẳng hạn như:
- Chụp X-quang khu vực nghi ngờ xuất hiện khối u.
- Siêu âm.
- Nội soi.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chụp cắt lớp vi tính CT.
- Làm xét nghiệm sinh thiết.
- Xét nghiệm máu.
- Chụp nhũ ảnh (thường áp dụng khi phát hiện khối u vú).
Chụp X-quang khu vực nghi ngờ xuất hiện khối u
Dựa theo triệu chứng, tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm khẳng định phù hợp. Trường hợp nghi ngờ khối u xuất hiện trong đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng.
5. Khi nào cần điều trị u lành tính?
Trong một số trường hợp, khối u lành tính thường biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị. Ngoài ra, nếu khối u không gây ảnh hưởng đến cơ quan khác hoặc không gây mất thẩm mỹ cũng không cần can thiệp y tế.
Phương pháp phẫu thuật chủ yếu áp dụng khi kích thước khối u đã lớn
Trường hợp khối u lớn dần, tác động xấu đến sức khỏe cũng như diện mạo thì người bệnh cần đi thăm khám và điều trị. Phụ thuộc theo tính chất khối u, thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường sẽ là phẫu thuật để loại bỏ nhanh khối u.
Ngoài ra, xạ trị cũng có thể sẽ được chỉ định. Phương pháp này chủ yếu áp dụng khi điều trị u ác tính. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, xạ trị cũng được chỉ định cho người bị u lành tính, như người bị u lành tính tại tuyến giáp.
Các khối u lành tính vẫn có khả năng gây đau nếu kích thước của chúng tăng dần và chèn lên lên cơ quan lân cận. Để hạn chế tình trạng nhức, người bệnh nên chú ý theo dõi biểu hiện bất thường, kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời.
Hệ thống Y tế MEDLATEC đã tạo uy tín vững chắc với đông đảo khách hàng bởi bề dày kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm. Cùng với đó là những lợi thế nổi bật khác như:
- Hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.
- Trung tâm Xét nghiệm hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP.
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy chụp X-quang, nội soi, MRI, CT Scan, siêu âm,... nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ.
Người bệnh u giáp lành tính đang được điều trị bằng kỹ thuật RFA tiên tiến tại MEDLATEC
Hy vọng rằng từ những chia sẻ chi tiết trên đây, bạn đã biết chính xác khối u lành tính có đau không. Khối u lành tính mặc dù không gây nguy hiểm như u ác tính nhưng chúng vẫn có khả năng gây đau khi kích thước lớn dần, ảnh hưởng đến cơ quan lân cận. Nếu cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!