Tin tức
Trường hợp nào không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh? Cần lưu ý những gì?
- 01/11/2023 | Giải đáp: Trẻ em cần tiêm vắc-xin cúm không?
- 01/08/2023 | Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh gì? Có nên tiêm cho trẻ?
- 27/08/2024 | Ba mẹ cần biết: Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1.
Tiêm viêm gan B sơ sinh quan trọng như thế nào?
Bệnh viêm gan B có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân.
Trẻ có thể bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ
Viêm gan B có thể xảy ra ở nhiều nhóm tuổi khác nhau và được đánh giá là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể lây qua nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn như đường máu, đường quan hệ tình dục, lây qua vết thương và đặc biệt có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Hiện tại chưa có phương thuốc nào có thể điều trị triệt để căn bệnh này, do đó việc tiêm vắc xin vẫn luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Các chuyên gia đánh giá đây là 24 giờ đầu tiên khi trẻ chào đời là thời điểm tiêm phòng có thể giúp trẻ tạo ra miễn dịch mạnh mẽ nhất. Hơn nữa, để phòng tránh nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ sang con thì trẻ sơ sinh cũng cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu tiêm càng chậm thì tác dụng của vắc xin cũng có thể giảm đi.
2. Những trường hợp trì hoãn hoặc không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh
Tuy rằng tiêm phòng viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu tiên sau sinh rất quan trọng và có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng tránh căn bệnh nguy hiểm viêm gan B nhưng cũng có những trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc về việc trì hoãn hoặc không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh cho trẻ. Cụ thể là những trường hợp sau:
Một số trẻ sơ sinh bị trì hoãn tiêm phòng viêm gan B
- Trường hợp trẻ mắc bệnh cấp tính hay bị nhiễm trùng ngay khi mới được sinh ra.
- Trẻ bị sốt hay thân nhiệt thấp.
- Trẻ đang dùng hoặc mới sử dụng globulin miễn dịch.
- Trẻ đang dùng thuốc corticoid hoặc mới kết thúc đợt điều trị loại virus này.
- Trẻ sơ sinh nặng dưới 2000g.
Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ ngay sau khi chào đời là cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là biện pháp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người mẹ nhiễm virus viêm gan B sang con.
Giai đoạn chuyển dạ là thời điểm rất dễ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Với những đối tượng này, bệnh sẽ xảy ra lâu dài và gây ra những tác động tiêu cực đến gan, tăng nguy cơ bị ung thư gan, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
3. Cách xử trí nếu trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh?
24 giờ đầu tiên sau sinh là thời điểm tiêm vắc xin có thể mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Nếu mẹ bị viêm gan B, trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời, trẻ cần tiêm 1 mũi huyết thanh kháng virus. Sau đó, mẹ vẫn cần cho trẻ tiêm chủng phòng viêm gan B. Có thể tiêm mũi viêm gan B đơn hoặc tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 vào thời điểm trẻ được 2 -3- 4 tháng tuổi. Riêng mũi vắc xin 6 trong 1 có thể thực hiện tiêm khi trẻ đã đạt 6 tuần tuổi. Khi trẻ đạt 16 đến 18 tháng tuổi, có thể tiêm mũi thứ 4.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp quên tiêm hoặc trì hoãn tiêm trong vòng 24h sau sinh, có thể bổ sung tiêm trong vòng 7 ngày sau sinh.
Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường.
Trường hợp trẻ tiếp tục không được tiêm phòng vòng 7 ngày đầu tiên sau sinh thì việc tiêm viêm gan B không còn cần thiết nữa. Cha mẹ có thể chờ đến khi trẻ đạt 2 tháng tuổi thì có thể tiêm vắc xin 5 trong 1 để phòng các bệnh viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván và viêm phổi hoặc vắc xin 6 trong 1 cho trẻ.
Những trường hợp trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh, mẹ nên liên hệ với Trung tâm tiêm chủng uy tín để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn lịch tiêm bổ sung phù hợp với điều kiện sức khỏe của trẻ.
4. Những lưu ý khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ
Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh viêm gan B, khi tiêm phòng cho trẻ, cần lưu ý những điều sau:
Mẹ bầu cần khám thai định kỳ và viêm gan B.
- Mẹ cần khám thai định kỳ: Nếu kết quả xét nghiệm trong thai kỳ cho thấy người mẹ bị nhiễm viêm gan B thì cần áp dụng những cách phòng tránh lây nhiễm sang con theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuân thủ theo đúng lịch tiêm của bác sĩ. Nếu có những lý do dẫn đến việc trì hoãn tiêm phòng thì cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh lịch tiêm phù hợp.
- Theo dõi trẻ sau tiêm: Nếu trẻ sốt, co giật, quấy khóc,... và những triệu chứng này không thuyên giảm thì cần đưa trẻ đi khám sớm.
- Tiêm tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế mà các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho con tiêm chủng tại đây. Bác sĩ sẽ thăm khám, sàng lọc và tư vấn về loại vắc xin cũng như phác đồ tiêm phòng phù hợp với từng trẻ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cũng là ưu điểm lớn của MEDLATEC. Đặc biệt, nguồn vắc xin tại MEDLATEC đảm bảo uy tín, chất lượng và việc bảo quản vắc xin luôn được thực hiện đúng theo quy trình.
Hy vọng với những thông tin trên đây, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các trường hợp trì hoãn hay không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh. Để được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu đặt lịch tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!