Tin tức
Khớp xương kêu răng rắc là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- 22/06/2022 | Góc giải đáp thắc mắc: Khi nào cần hút dịch khớp gối?
- 21/06/2022 | Chụp x-quang khớp khuỷu gập và những điều cần biết
- 22/06/2022 | Tìm hiểu các phương pháp điều trị trật khớp háng hiện nay
1. Khớp xương kêu răng rắc là do đâu?
Khớp nằm ở các vị trí cầu nối liên kết giữa 2 xương với nhau, có tác dụng tạo nên những cử động gập, duỗi của các chi một cách linh hoạt để phục vụ cho nhu cầu di chuyển, vận động hàng ngày của cơ thể.
Cấu tạo nên khớp là tổ chức các gân, cơ, sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch. Thông thường bao hoạt dịch đóng vai trò tiết ra dịch để giảm ma sát giúp bôi trơn hoạt động cho các khớp. Tuy nhiên nếu các thành phần ở khớp gặp bất thường thì sẽ làm giảm lượng dịch tiết ra dẫn tới khô khớp và gây ra các tiếng răng rắc khi hoạt động.
Dưới đây là những yếu tố có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng khớp xương kêu lục cục:
-
Thoái hóa khớp: Bệnh này là do cơ thể trải qua quá trình lão hóa tự nhiên, gặp nhiều sau độ tuổi 30 và khiến các khớp chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt nhất phải kể đến thắt lưng, cột sống cổ, đầu gối,... Thoái hóa khớp khiến các phần sụn khớp bị tổn thương, bào mòn, dần hình thành nên các gai xương gia tăng lực ma sát khiến khớp xương kêu khi vận động. Đồng thời bệnh còn làm giảm lượng dịch khớp, dẫn tới các triệu chứng khó chịu như đau khớp, khớp xương kêu lục cục, sưng nóng đỏ gây khó khăn trong quá trình di chuyển, làm việc;
-
Thiếu dịch khớp: hay khô khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Lượng dịch khớp tiết ra không đủ làm cản trở hoạt động bình thường của khớp tạo ra âm thanh lạo xạo, lục cục. Các nguyên nhân gây khô khớp bao gồm: thiếu dinh dưỡng làm giảm tiết dịch khớp và làm loãng xương, thừa cân, lười vận động, tuổi cao,...;
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khớp xương kêu
-
Viêm khớp dạng thấp: mang tính chất là một loại bệnh lý tự miễn, bệnh tác động tới một hoặc nhiều khớp với các biểu hiện như: khớp xương kêu răng rắc, nhức, sưng đỏ tại các khớp nhỏ đối xứng hai bên, cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể khiến các khớp nhanh chóng bị hạn chế vận động gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đi lại của người bệnh;
-
Chấn thương: tai nạn hay chơi thể thao dẫn tới chấn thương khiến các khớp khớp xương kêu lục cục;
-
Vôi hóa ổ khớp: xảy ra khi có quá nhiều canxi lắng đọng tại xương dưới sụn và các mô sụn, thường gặp ở các khớp gối. Triệu chứng của bệnh bao gồm tổn thương đầu sụn khớp gây ra các tiếng kêu lục cục, đôi khi là sốt cao từ 38 độ C trở lên;
-
Viêm gân: gân là bộ phận giúp liên kết phần khớp với cơ, nếu gân bị tổn thương và viêm sẽ khiên xương và cơ cọ xát với nhau, tạo nên các tiếng lục cục khi vận động;
-
Dấu hiệu sinh lý: tình trạng khớp xương kêu lục cục cũng có thể là một hiện tượng bình thường do bao hoạt dịch ở khớp đột nhiên bị kéo căng. Điều này sẽ không thường xuyên xảy ra và không gây đau đớn gì cho người bệnh.
2. Cách khắc phục và phòng tránh hiện tượng khớp xương kêu lục cục
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để điều trị và phòng ngừa nguy cơ bị kêu khớp xương:
-
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày: nên bổ sung collagen, canxi, Vitamin B12 và D từ tôm, cá, thịt, rau xanh, trứng, sữa, các loại hạt, trái cây tươi, ngũ cốc,...;
-
Thường xuyên tập thể dục: nhằm tăng độ dẻo dai cho khớp, hạn chế rủi ro mắc phải các bệnh lý về tim mạch. Bạn nên bắt đầu với những môn thể thao đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, tập bơi,...;
-
Duy trì mức cân nặng phù hợp: nếu đang bị thừa cân thì một thực đơn ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế lượng mỡ dư thừa một cách đáng kể. Điều này giúp giảm áp lực do khối lượng thân trên đè lên khớp, phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp sớm;
Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng khớp xương kêu
-
Nghỉ ngơi điều độ, không làm việc gắng sức, không lao lực;
-
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ trợ khớp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa;
-
Tránh vận động mạnh, sai tư thế: việc mang vác đồ vật quá nặng sẽ khiến khớp và các mô lân cận bị tổn thương. Bạn không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc vận động sai tư thế trong thời gian dài. Đặc biệt, cần chấm dứt thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn cổ, vặn lưng,... vì sẽ làm tổn thương khớp về lâu dài, mặc dù lúc mới thực hiện xong khiến bạn cảm thấy vô cùng thoải mái trong tức thì.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khớp xương kêu răng rắc, lục cục trong khi vận động. Tùy từng nguyên nhân mà sẽ áp dụng các phương án điều trị cụ thể. Nhưng để phòng ngừa nguy cơ tái phát thì người bệnh cần áp dụng một chế độ tập luyện và thực đơn ăn uống hợp lý. Nếu khớp xương kêu xảy ra thường xuyên, kèm với đó là hiện tượng khớp bị sưng đau, nóng đỏ, khả năng vận động bị hạn chế trong thời gian dài thì người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.
Nếu khớp xương kêu xảy ra thường xuyên kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được xem là một trong những địa chỉ thăm khám uy tín chiếm trọn niềm tin của khách hàng nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
-
Là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm, tận tâm trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân;
-
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, hệ thống máy móc trang thiết bị tiên tiến được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền y học phát triển giúp hỗ trợ việc chẩn đoán được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn;
-
Dịch vụ tư vấn, khám và chữa bệnh chuyên nghiệp, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện;
-
Mô hình khám chữa bệnh 4.0 tích hợp quản lý hồ sơ bệnh án trên hệ thống điện tử.
Để được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể hơn về các dịch vụ tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!