Tin tức

Làm gì khi khó thở: Những điều mà bệnh nhân cần biết

Ngày 30/07/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khó thở, một triệu chứng khiến cho rất nhiều người cảm thấy lo lắng. Chứng khó thở có thể xuất hiện đột ngột hoặc một cách từ từ. Vậy người bệnh nên làm gì khi khó thở? Để cải thiện tình trạng này, bài viết sau mang đến cho bạn một số phương pháp và bài tập vô cùng hữu ích sau đây. 

1. Khó thở bắt nguồn từ đâu?

Những người trưởng thành khỏe mạnh trung bình hít thở tối đa khoảng 20 lần/phút. Quá trình này diễn ra một cách chậm rãi và không cần phải cố gắng bằng nhiều sức lực. Sau khi tập luyện thể thao quá nặng, tần số thở này có thể sẽ tăng lên nhưng không khiến bạn bị hụt hơi. Tình trạng khó thở là khi lượng không khí không đủ để đưa vào trong phổi. Vấn đề này cũng được chia ra từ nhẹ cho đến nặng. Khi bị khó thở, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:

Triệu chứng khó thở khiến nhiều người lo lắng

Triệu chứng khó thở khiến nhiều người lo lắng

  • Bị hết hơi.

  • Không đủ lượng không khí cần thiết để thở, cảm thấy nghẹt thở.

  • Không thể hít thở được sâu.

  • Tần số các nhịp thở cũng tăng lên.

  • Cảm thấy bị tức ngực.

  • Nếu phổi không có đủ lượng oxy cần thiết thì cơ thể sẽ cảm thấy lâng lâng một cách khó chịu.

Khó thở có thể xem là một vấn đề cấp tính (bị khó thở đột ngột) hoặc là một vấn đề mạn tính (tình trạng khó thở kéo dài). Tình trạng khó thở cấp tính có thể diễn ra từ vài phút cho đến vài tiếng đồng hồ. Đồng thời, chứng khó thở cũng có thể đi kèm theo một số dấu hiệu khác ví dụ như bị sốt, bị nổi phát ban hoặc bị ho. 

Khó thở mãn tính có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở khi đang hoạt động hàng ngày. Ngay cả lúc đứng lên ngồi xuống cũng làm bạn cảm thấy hụt hơi. Thỉnh thoảng, vấn đề này sẽ trở nên tệ hơn đối với một số tư thế nhất định. Chẳng hạn, khi nằm thẳng thì những người bị bệnh tim hoặc phổi có vấn đề cũng cảm thấy khó thở. 

2. Những nguyên nhân khiến người bệnh bị khó thở

Có rất nhiều trường hợp bị khó thở đột ngột diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra thì 85% có thể xác nhận là do các bệnh lý về tim hoặc phổi. Đây là hai bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển O2 đi nuôi cơ thể. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng loại bỏ các khí CO2 có hại. Vì vậy, những bệnh lý liên quan đến tim và phổi đều có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hít thở của cơ thể. 

Khó thở do những nguyên nhân nào?

Khó thở do những nguyên nhân nào?

Một số những tình trạng có khả năng tác động đến tim hoặc phổi và có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở phổ biến như sau:

  • Phổi: Hen suyễn, ung thư phổi, bị lao phổi hoặc bị viêm phổi,...

  • Tim mạch: Bị suy tim, bị hở van tim hoặc bị cơ tim giãn,...

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng khó thở điển hình như:

  • Bị thiếu máu.

  • Những bệnh về tuyến giáp.

  • Thường xuyên lo lắng và cảm thấy hoảng sợ.

  • Vô tình hít phải các dị vật vào trong phổi.

  • Bị trào ngược dạ dày.

  • Bị sốc phản vệ (đây là một loại dị ứng cực kỳ nguy hiểm).

  • Béo phì, thừa cân, thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí. 

3. Nên làm gì khi khó thở?

Làm gì khi khó thở là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Để có thể giải quyết được vấn đề này thì đầu tiên, người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân chính. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, một số phương pháp thở và ngồi thư giãn sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng lúc đó. Một số bài tập có thể áp dụng tại nhà bao gồm:

Làm gì khi khó thở? Một vài bài tập cải thiện

Làm gì khi khó thở? Một vài bài tập cải thiện

3.1. Các bài tập hít thở sâu

Những bài tập tập luyện hít thở sâu bằng bụng sẽ giúp bạn kiểm soát được vấn đề này. Bạn có thể tập hít thở sâu ngay tại nhà theo các bước sau đây:

  • Nằm thẳng xuống sàn và đặt hai tay lên trên bụng.

  • Hít sâu vào bằng mũi đến khi bụng căng lên để cho không khí được đưa vào phổi dễ dàng  hơn. 

  • Bạn giữ hơi thở trong khoảng vài giây.

  • Tiếp tục thở ra một cách chậm rãi bằng miệng để đẩy hết hơi trong phổi đi ra ngoài. 

Người bệnh có thể tập bài tập này mỗi ngày vài lần hoặc những lúc bị khó thở. Bài tập này sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi bạn thở thật chậm và hít thở thật sâu. Ngoài ra, khi bị khó thở bạn cũng có thể thử những bài tập khác như tập thở bằng cơ hành. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người bị khó thở nếu tập thở sâu không đúng chuẩn có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt. Tốt nhất, bạn nên tập luyện dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của bác sĩ.

3.2. Thở mím môi

Làm gì khi khó thở? Cách thở này cũng sẽ giúp làm giảm tình trạng khó thở thông qua việc giảm tần số thở. Bài tập này khá là có lợi nếu việc bạn khó thở là do lo lắng. Bạn có thể thở mím môi với các bước như sau:

Tập thở mím môi cũng giúp hơi thở dễ chịu hơn

Tập thở mím môi cũng giúp hơi thở dễ chịu hơn

  • Giữ tư thế ngồi thẳng lưng ở trên ghế với hai bên vai được thả lỏng. 

  • Hai môi mím chặt lại với nhau và chỉ để lại một khoảng hở nhỏ ở giữa. 

  • Hít vào bằng mũi trong khoảng vài giây.

  • Thở ra từ từ thông qua kẽ hở khi mím môi.

Bạn có thể áp dụng cách thở này vào bất cứ lúc nào bị khó thở. Bài tập thở này nên được lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi cơ thể cảm thấy được tốt hơn. 

3.3. Luôn giữ cơ thể ở một tư thế thoải mái nhất

Một tư thế thật thoải mái và có một điểm tựa chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn và có thể lấy lại hơi thở một cách tốt hơn. Nếu bạn bị khó thở là vì lo lắng hoặc phải làm việc quá sức thì đây chắc chắn là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Khi bạn bị khó thở thì những tư thế sau đây có thể làm giảm được áp lực lên đường thở đồng thời cải thiện chất lượng nhịp thở một cách tốt nhất:

  • Ngồi chồm người về phía trước, tư thế tốt nhất là sử dụng bàn để đỡ phần đầu.

  • Dựa lưng vào tường khi ngồi.

  • Khi nằm thì phần đầu và đầu gối cần được kê cao hơn. 

3.4. Xông hơi

Xông hơi chính là một biện pháp cải thiện nếu bạn không biết làm gì khi khó thở. Việc xông hơi sẽ giúp cho mũi họng của bạn trở nên thông thoáng và dễ thở hơn rất nhiều. Hơi ẩm và ấm khi xông hơi sẽ khiến cho đờm được làm loãng ra và giúp chúng bị đẩy ra ngoài một cách nhanh chóng. Từ đó, triệu chứng khó thở cũng sẽ được cải thiện một cách hiệu quả. Biện pháp xông hơi tại nhà để cải thiện chứng khó thở cụ thể như sau:

Xông mũi họng để đả thông đường thở

Xông mũi họng để đả thông đường thở

  • Cho nước nóng vào trong một cái tô lớn.

  • Cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc bất cứ mùi hương nào mà bạn thích vào trong tô nước xông.

  • Đưa mặt ở phía trên tô nước nóng (cách khoảng 20cm) và trùm thêm một chiếc khăn lên trên đầu.

  • Hít thở thật sâu để hơi ấm của nước có thể đi vào trong mũi và họng, gia tăng hiệu quả. 

  • Nếu nước vừa mới sôi và đang ở nhiệt độ quá cao thì bạn nên để nước nguội bớt để tránh tình trạng hơi nước nóng sẽ làm bỏng da mặt của bạn.

4. Thay đổi thói quen sống để nhịp thở được tốt hơn

Bên cạnh những biện pháp được kể đến ở trên, việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng sẽ giúp nhịp thở được tốt hơn. Các thay đổi đó bao gồm:

  • Đối với những người bị béo phì thì nên giảm cân để hạn chế các vấn đề về đường hô hấp. 

  • Tập thể dục đều đặn với những bài tập kéo dài hơi thở để cải thiện.

  • Không nên tập thể dục trong điều kiện thời tiết nóng và ở những nơi cao. 

  • Không nên hút thuốc là và tránh tiếp xúc với khói thuốc. 

  • Không tiếp xúc với những chất gây dị ứng và bảo vệ mũi họng ở những nơi bị ô nhiễm môi trường. 

  • Luôn tuân thủ nghiêm ngặt những kế hoạch điều trị của bác sĩ nếu nguyên nhân gây khó thở là vì một bệnh lý nào đó. 

Một thói quen sống lành mạnh rất tốt cho cơ thể

Một thói quen sống lành mạnh rất tốt cho cơ thể

Nhìn chung, khó thở đột ngột và kéo dài sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tập thở và thư giãn tại nhà thì vấn đề này sẽ được cải thiện rất nhanh chóng. Mặc dù vậy, nếu khó thở kéo dài không rõ nguyên nhân, áp dụng các biện pháp tập luyện trên vẫn không cái thiện được thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám.

Trên đây, bài viết đã tổng hợp những thông tin liên quan đến chủ đề làm gì khi khó thở để bạn tham khảo. Tốt nhất, Quý khách hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể. 

Từ khoá: ung thư lao phổi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.