Tin tức
Làm xét nghiệm Triple Test ở đâu và lưu ý gì khi thực hiện
- 25/09/2019 | Giải đáp thắc mắc đi xét nghiệm triple test có phải nhịn ăn không?
- 16/01/2021 | Xét nghiệm Triple Test là gì và có thể sàng lọc bệnh lý nào?
- 05/11/2019 | Triple Test - xét nghiệm sàng lọc trước sinh giá bao nhiêu?
1. Thông tin cơ bản nhất về xét nghiệm Triple Test
Triple Test là xét nghiệm sàng lọc, cho phép phát hiện những thai nhi mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền như: hội chứng Down, hội chứng Edward, dị tật ống thần kinh,… Đây đều là những dị tật nặng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế xét nghiệm sàng lọc này rất quan trọng, được khuyến cáo cho mọi thai phụ.
Xét nghiệm Triple Test là xét nghiệm sinh hóa đơn giản
1.1. Triple Test đo nồng độ những chất nào?
3 chất được xét nghiệm Triple Test kiểm tra nồng độ bao gồm: AFP, hCG và Estriol. Đây đều là những hormone đặc trưng của thai nhi, nồng độ các hormon này thấp hoặc cao bất thường đều thể hiện thai có nguy cơ cao với các dị tật bẩm sinh.
1.2. Thời điểm thực hiện Triple Test
Nên thực hiện từ tuần thai thứ 15 - 19 của thai kỳ, trong đó tốt nhất là tuần 16 - 18. Hãy thảo luận với bác sĩ về thời điểm thực hiện phù hợp để kết quả xét nghiệm khách quan nhất, đánh giá đúng nguy cơ bệnh lý và bất thường.
1.3. Đối tượng nên xét nghiệm Triple Test
Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai này được khuyến cáo với tất cả mẹ bầu, song các đối tượng sau là bắt buộc:
Thai phụ có nguy cơ cao càng cần làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh sớm
-
Người có kết quả xét nghiệm Double Test bất thường.
-
Thai phụ lớn tuổi (trên 35).
-
Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh.
-
Mẹ bầu uống 1 số loại thuốc, chất kích thích trong thời gian mang thai.
-
Nhiễm virus trong quá trình mang thai.
-
Người mẹ hoặc bố sống, làm việc trong môi trường độc hại có thể gây đột biến NST.
Kết quả xét nghiệm Triple Test chỉ cho thấy nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh là cao hay thấp. Cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc ối, sinh thiết gai nhau mới có thể có kết luận cuối cùng.
2. Góc tư vấn: xét nghiệm Triple Test có cần nhịn ăn không?
Nhiều người cho rằng, xét nghiệm Triple Test cũng là xét nghiệm sinh hóa máu nên cần phải nhịn ăn, uống trong thời gian ít nhất từ 6 - 12 tiếng trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, cả xét nghiệm Triple Test lẫn xét nghiệm Double Test không cần mẹ bầu phải nhịn ăn kéo dài.
Nguyên nhân do các chỉ số sinh hóa đặc trưng của thai phụ và thai nhi là AFP, β-hCG tự do, hCG, Estriol, PAPP-A đều không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, dinh dưỡng. Tuy nhiên, các nồng độ này sẽ thay đổi khác nhau theo tuổi thai. Vì thế cần dựa vào kết quả siêu âm đo kích thước, chiều dài mông thai để xác định chính xác tuần tuổi thai.
Có không ít trường hợp xác định tuổi thai sai, kết quả xét nghiệm Triple Test bất thường dẫn đến phải xét nghiệm, theo dõi thêm hoặc chọc ối không cần thiết.
Khi làm xét nghiệm Triple Test, thai phụ có thể ăn uống sinh hoạt bình thường
Như vậy, thai phụ trước khi làm xét nghiệm Triple Test vẫn có thể ăn uống bình thường để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của thai.
3. Khi làm xét nghiệm Triple Test cần lưu ý những điểm sau
Kết quả xét nghiệm dương tính giả làm tăng trường hợp thai phụ phải chọc ối oan hoặc sinh thiết gai nhau, nguy cơ nhiễm trùng và sảy thai cao. Các trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính giả làm sót dị tật thai nhi, thai có thể chết lưu, sinh non, kém phát triển khi sinh ra.
Vì thế, một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
3.1. Cần xác định chính xác tuổi thai
Tuổi thai được tính dựa vào ngày đầu kỳ kinh cuối cùng. Nếu thai phụ không nhớ thì sẽ căn cứ theo dự kiến sinh tuần 12 - 13. Nếu thực hiện IVF, tuổi thai sẽ được tính theo ngày chuyển phôi.
Tuổi thai có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm Triple Test
3.2. Thực hiện ở cơ sở y tế uy tín
Kết quả xét nghiệm Triple Test có chính xác hay không còn phụ thuộc lớn vào trình độ kỹ thuật của người thực hiện xét nghiệm cũng như điều kiện máy móc, trang thiết bị. Để tăng tính chính xác cho kết quả xét nghiệm cũng như chăm sóc thai kỳ tốt hơn, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
3.3. Kiểm tra thai đơn và thai đôi
Kết quả xét nghiệm Triple Test đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai phụ mang thai đôi thường kém chính xác hơn so với thai đơn. Nguyên nhân do các chỉ số thai như AFP, estriol, hCG đều tăng bất thường. Vì thế các trường hợp này có thể xem xét thực hiện xét nghiệm sàng lọc khác như NIPT để kiểm tra tốt hơn.
3.4. Không nên quá lo lắng nếu kết quả xét nghiệm nguy cơ cao
Độ chính xác của xét nghiệm Triple Test chỉ đạt khoảng 80 - 90%. Nếu nhận được kết quả xét nghiệm đánh giá nguy cơ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn xét nghiệm chẩn đoán chính xác NIPT hay xâm lấn bằng sinh thiết, chọc ối.
Rất nhiều thai phụ hiểu sai rằng xét nghiệm Triple Test có kết quả bình thường nghĩa là thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thực tế xét nghiệm này chỉ đánh giá nguy cơ thai mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền, không thể hiện thai đang phát triển tốt theo đúng độ tuổi. Để biết thông tin này, nên làm siêu âm và các xét nghiệm khám thai định kỳ khác.
Chọc ối thường thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc bất thường
Hãy chủ động thực hiện xét nghiệm này để đảm bảo thai nhi của bạn không mắc dị tật bẩm sinh. Làm xét nghiệm Triple Test nói riêng và sàng lọc dị tật thai nói chung đang được thực hiện tại Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện MEDLATEC.
Nếu cần tư vấn đặt lịch xét nghiệm, hãy liên hệ qua hotline 1900565656. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để chào đón con yêu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!