Tin tức
Loét tá tràng nguyên nhân do đâu và làm thế nào để nhận diện?
- 22/11/2021 | Khi nào được chỉ định nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng và quy trình thực hiện?
- 16/02/2022 | Nắm vững các triệu chứng đau dạ dày tá tràng để kịp thời xử lý
- 30/11/2021 | Biểu hiện, biến chứng và chẩn đoán viêm loét hành tá tràng
1. Đi tìm nguyên nhân dẫn đến viêm loét tá tràng
Trên tá tràng xuất hiện các vết viêm loét có thể là hệ quả của các tác nhân sau gây ra:
1.1 Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP
HP là loại vi khuẩn được tìm thấy chủ yếu trong đường ruột và chúng hiện hữu ở hầu hết tất cả mọi người. HP chỉ thực sự nguy hiểm khi chúng phát triển vượt mức và sẽ làm tổn thương niêm mạc tá tràng. Tại Việt Nam, có đến 60 - 70% số người dân bị nhiễm vi khuẩn HP.
Hình ảnh mô phỏng vi khuẩn HP
Cũng giống như các chủng vi sinh vật khác trên Trái Đất này, HP có thể lây truyền một cách dễ dàng từ người này sang người khác, qua các con đường sau: đường miệng - miệng, phân - miệng, dạ dày - dạ dày, dạ dày - miệng.
1.2 Do các tác dụng không mong muốn của thuốc NSAID
Trong trường hợp bệnh nhân phải sử dụng các thuốc NSAID - là thuốc có tác dụng giảm đau kháng viêm như Ibuprofen, Aspirin hay Naproxen trong thời gian dài sẽ để lại tác dụng phụ là loét tá tràng.
Thành phần của những thuốc này có khả năng gây kích ứng cũng như làm tổn thương lớp niêm mạc tá tràng. Do đó trong một số trường hợp nếu người bệnh phải dùng các thuốc NSAID, bác sĩ có thể sẽ bổ sung thêm thuốc tiêu hóa hoặc thuốc có dược tính nhẹ hơn như Paracetamol.
1.3 Người bệnh mắc hội chứng Zollinger – Ellison
Nguyên nhân này khá hiếm gặp, liên quan đến sự hình thành và phát triển khối u lành tính hoặc ác tính ở tuyến tụy hoặc tá tràng. Những khối u tại đây giải phóng một loại hormone gastrin khiến nồng độ axit trong dịch vị gia tăng, lâu ngày có thể gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
1.4 Những ai sẽ là đối tượng dễ bị viêm loét tá tràng?
Ngoài những tác nhân kể trên, loét tá tràng có thể đến từ những yếu tố sau:
-
Do di truyền: trong gia đình có người thân mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng;
-
Người lớn tuổi;
-
Lối sống sinh hoạt kém lành mạnh: ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, lịch sinh hoạt không điều độ, hút nhiều thuốc lá, tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính cay nóng, đồ chua;
-
Do ảnh hưởng từ sức khỏe tinh thần: stress do công việc, học hành, các mối quan hệ;
-
Mới trải qua chấn thương vật lý liên quan tới dạ dày- tá tràng;
-
Đã từng bị viêm loét dạ dày - tá tràng trước đó;
-
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, Steroid, thuốc chống đông máu, thuốc sử dụng trong hóa trị.
2. Lưu ý các dấu hiệu để nhận biết triệu chứng của loét tá tràng
Cũng giống như biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày, loét tá tràng cũng gây nên những cơn đau bụng. Vị trí đau được xác định thường là vùng bụng bên phải, có khi lan ra cả sau lưng hoặc lên trên ngực. Cơn đau xuất hiện sau bữa ăn là chủ yếu.
Để đối phó với tình trạng này, bệnh nhân có thể sử dụng các thực phẩm hoặc dùng thuốc giúp trung hòa axit trong dịch vị. Nhưng trong nhiều trường hợp, cơn đau vẫn quay lại khi thuốc hết tác dụng.
Ngoài đau bụng, một số biểu hiện sau cũng cảnh báo bệnh nhân đang bị viêm loét tá tràng quấy rầy:
-
Khó tiêu;
-
Ợ nóng;
-
Luôn cảm thấy no bụng ngay cả khi không ăn gì;
-
Buồn nôn hoặc nôn ói;
-
Đầy hơi, bụng chướng.
Bệnh nhân bị loét tá tràng sẽ thường xuyên có biểu hiện ợ hơi, ợ nóng rất khó chịu
Một số bệnh nhân khi bị viêm loét tá tràng còn có biểu hiện không thể hấp thu một số loại thức ăn bởi vì khi tiêu thụ những thực phẩm này sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu và càng làm cho các triệu chứng loét tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu người bệnh gặp những biểu hiện sau đây hãy hết sức cẩn trọng và tìm ngay đến sự trợ giúp của bác sĩ:
-
Sút cân nhưng không rõ nguyên nhân do đâu;
-
Luôn trong trạng thái đờ đẫn, người lâng lâng;
-
Trong phân lẫn máu;
-
Khó thở;
-
Nôn khan hoặc bị nôn ra máu.
3. Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa bệnh loét tá tràng
Mặc dù việc loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ dẫn tới viêm loét tá tràng là rất khó, nhưng chúng ta vẫn có thể giảm thiểu rủi ro mắc phải căn bệnh này bằng những cách như sau:
-
Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau: nếu bạn bắt buộc phải dùng thuốc giảm đau nhóm NSAID thì tốt nhất nên uống cùng với các thuốc có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc dùng chúng sau khi đã ăn no;
-
Ngăn ngừa nhiễm trùng: nên nhớ phải rửa tay với nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, tránh ăn đồ sống, đồ tái để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn;
-
Tích cực thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày: nên từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá. Ngoài ra cần áp dụng một chế độ sinh hoạt khoa học vì một cơ thể lành mạnh;
-
Luyện tập thể dục, tăng cường chơi thể thao cũng là một biện pháp gia tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch và giúp giảm thiểu phát sinh các phản ứng viêm nhiễm.
Thói quen sinh hoạt quyết định phần lớn khả năng cải thiện các triệu chứng loét tá tràng
Để tránh việc hoài nghi về bản thân đang mắc bệnh gì, tốt hơn hết bạn hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP được công nhận ở nhiều nước trên thế giới là một địa chỉ y tế tin cậy để bạn đăng ký khám.
Đặc biệt, MEDLATEC vẫn đang áp dụng khám BHYT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Phòng khám Đa khoa cơ sở Tây Hồ, có áp dụng bảo lãnh viện phí trong đó có gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh. Để đặt lịch khám trực tiếp, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 56 56 56 của chúng tôi ngay hôm nay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!