Tin tức

Lưu ý khi dùng thuốc trị ngứa ngoài da và chăm sóc da đúng cách

Ngày 06/08/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Da bị ngứa do bất kì nguyên nhân nào cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Lúc này, thuốc trị ngứa ngoài da dạng bôi là giải pháp cải thiện ngứa tại chỗ, được sử dụng rộng rãi đối với trường hợp ngứa nhẹ hoặc kết hợp với thuốc uống nếu bị ngứa nặng hơn.

1. Một số nguyên nhân gây ngứa da thường gặp

Ngứa da xuất hiện khi da gặp vấn đề bất thường, tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, một số trường hợp còn kèm theo cảm giác đau rát. Ngứa da thường do:

  • Dị ứng: khi hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, bụi, lông thú cưng,... dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, mề đay,...

Mề đay, viêm da có thể gây ngứa da

Mề đay, viêm da có thể gây ngứa da

  • Viêm da cơ địa: Khi da bị viêm khiến vùng da bị khô rát, nổi mẩn và ngứa ngáy khó chịu.
  • Mề đay cũng là tình trạng phổ biến gây triệu chứng ngứa trên da. Mề đay thường nổi theo mảng trên da với màu hồng nhạt và có độ phồng nhẹ. Đối với một số người mắc mề đay mạn tính có thể phù mạch, nôn ói, sốt,...
  • Rối loạn nội tiết ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh hoặc tiền mãn kinh làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây ra biểu hiện dị ứng, ngứa da. Đối với nguyên nhân này thường da có thể tự hồi phục sau khi qua giai đoạn thay đổi nội tiết.
  • Da khô đặc biệt trong ngày thời tiết hanh khô mùa đông khiến da bị thiếu độ ẩm dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ kèm ngứa, thường gặp ở vùng da mặt, cổ, tay, chân,...
  • Côn trùng đốt.
  • Tác dụng phụ của thuốc,
  • Tiếp xúc với chất độc hại,... 

2. Các hoạt chất thường gặp trong thuốc trị ngứa ngoài da

Một số hoạt chất có tác dụng giảm triệu chứng thường gặp trong thuốc trị ngứa ngoài da như:

2.1. Kháng Histamin 

Các loại thuốc bôi có chứa thành phần kháng histamin được sử dụng phổ biến trong điều trị cải thiện các triệu chứng dị ứng gây ngứa trên da. Cụ thể là hoạt chất Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin,... dạng viên uống.

2.2. Corticoid

Corticoid được xếp vào nhóm thuốc kê đơn, điều trị các bệnh viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, chàm, vảy nến. Nhóm hoạt chất corticoid hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng viêm, ngứa da gồm: prednisolon, mehylprednisolon, betamethason. Ngoài ra, các nhóm corticoid có thế được điều chế kết hợp cùng một số loại kháng sinh để vừa có tác dụng chống viêm vừa có tác dụng diệt khuẩn. Khi bôi lên da, corticoid thẩm thấu vào lớp hạ bì giúp giảm ngứa đồng thời hỗ trợ phục hồi tái tạo tế bào da đã bị tổn thương.

Hoạt chất corticoid trong thuốc trị ngứa ngoài da giúp giảm cảm giác ngứa

Hoạt chất corticoid trong thuốc trị ngứa ngoài da giúp giảm cảm giác ngứa

Tương tự như các hoạt chất khác, corticoid dùng ngoài da được sản xuất ở dạng kem, thuốc mỡ, gel hoặc dung dịch sữa dưỡng. Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị ở các mức độ viêm da khác nhau, nồng độ corticoid được bào chế đa dạng từ mức độ nhẹ đến nặng. Khi sử dụng thuốc bôi có hoạt chất này, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như đáp ứng được hiệu quả điều trị.

2.3. Calamine

Thuốc trị ngứa ngoài da calamine là hợp chất kẽm oxit kết hợp với một số thành phần có tác dụng làm dịu cơn ngứa và giảm triệu chứng mẩn đỏ, mề đay, vết côn trùng đốt,... Ngoài ra, nhờ tính sát trùng nhẹ nên calamine còn có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm vùng da đang bị ngứa. Calamine được đánh giá là hoạt chất khá lành tính và an toàn khi dùng bôi trên da.

3. Thuốc bôi có tác dụng phụ không?

Da đang trong tình trạng ngứa, mẩn đỏ thường nhạy cảm hơn so với làn da bình thường. Vì thế, việc sử dụng các loại thuốc thoa bôi lúc này đều có nguy cơ gặp tác dụng phụ như: bỏng rát da, châm chích, tăng độ ngứa ngáy, vùng da ngứa loang rộng hơn,... Ngoài ra, một số tác dụng phụ nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ quan với các biểu hiện rõ rệt như khó thở, phù mạch, nhức đầu, sốc phản vệ,... 

Nên đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ

Nên đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sử dụng thuốc trị ngứa ngoài da đều gặp triệu chứng tác dụng phụ. Các trường hợp phản ứng tác dụng phụ thường do sử dụng quá liều khuyến cáo hoặc cơ địa người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc. Vì thế, việc thăm khám để được bác sĩ kê loại thuốc phù hợp, đồng thời đọc kỹ thông tin hướng dẫn dùng trên bao bì thuốc để hạn chế tối đa tác dụng phụ là điều cần thiết. 

4. Lưu ý khi dùng thuốc trị ngứa ngoài da

  • Kiểm tra thông tin thành phần, liều lượng, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và các khuyến cáo người dùng.
  • Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Theo dõi các triệu chứng sau khi sử dụng để phát hiện kịp thời trong trường hợp da dị ứng với thuốc. 
  • Khi có các dấu hiệu phản ứng thuốc như sưng đỏ, đau rát, ngứa nhiều hơn thì người bệnh cần lau sạch thuốc bôi trên da và rửa lại bằng nước sạch hoặc nước muối. Sau đó thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc. 
  • Trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng nên được đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tuân thủ liều dùng theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo an toàn

Tuân thủ liều dùng theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo an toàn

  • Bắt buộc tuân thủ liều dùng theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh trường hợp dùng quá liều gây nguy hiểm sức khỏe.
  • Thuốc trị ngứa ngoài da không đảm bảo điều trị hồi phục hoàn toàn các vấn đề về da, vì thế nên thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.
  • Để xa sản phẩm thuốc bôi ngoài tầm tay trẻ em. Nếu dùng thuốc bôi trị ngứa ngoài da cho trẻ cần lưu ý tránh để thuốc tiếp xúc với miệng, mắt.
  • Không dùng các sản phẩm bôi quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng để đảm bảo an toàn cho da.
  • Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng.

5. Cách chăm sóc da đang bị ngứa

Việc chăm sóc da đúng cách là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị, hồi phục làn da. Cách chăm sóc da bị ngứa nên đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Giữ da sạch sẽ, khô thoáng.
  • Hạn chế da tiếp xúc với hoá chất có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng.
  • Tránh ma sát vùng da đang ngứa vì có thể gây tổn thương bề mặt da nghiêm trọng hơn. 
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm trong thời gian sử dụng thuốc bôi.
  • Có thể chườm lạnh vùng da bị ngứa để giảm cảm giác khó chịu, tuy nhiên không nên để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp tránh gây bỏng lạnh da. 

Luôn giữ da sạch sẽ và khô thoáng trong quá trình điều trị ngứa da

Luôn giữ da sạch sẽ và khô thoáng trong quá trình điều trị ngứa da

Hy vọng các thông tin chi tiết trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về thuốc trị ngứa ngoài da cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả điều trị, bạn nên đi thăm khám nếu đang gặp vấn đề về da. Một cơ sở y tế uy tín bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ