Tin tức
Lý giải hiện tượng nóng tai và những lưu ý khi chăm sóc đôi tai
- 10/10/2024 | Viêm tai giữa - những điều bạn chưa biết
- 11/10/2024 | Nổi hạch ở trước tai - tuyệt đối không được chủ quan
- 13/10/2024 | “Bỏ túi” 5 mẹo chữa ù tai trái đơn giản tại nhà
- 27/10/2024 | Nghe tiếng sột soạt, đau nhói trong tai khi đang ngủ, đến viện gắp ra con vật toàn gai ở chân
1. Những nguyên nhân gây nóng tai
Trước hết, bạn cần hiểu rõ nóng tai là cảm giác tai nóng ran và chuyển sang màu hơi đỏ, thậm chí những trường hợp nghiêm trọng, còn có thể bị đau rát khi chạm vào tai. Việc xác định rõ nguyên nhân gây nóng tai là rất cần thiết để xác định mức độ nguy hiểm cũng như tìm cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân khiến tai bạn bỗng nhiên bị nóng lên một cách bất thường:
- Cháy nắng: Vùng da tai cũng giống như các vùng da khác trên cơ thể, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trong một thời gian dài có thể dẫn đến cháy nắng. Đó là nguyên nhân khiến da tai bị đỏ rát, nóng và tình trạng ngày có thể kéo dài đến vài ngày. Mức độ cháy nắng chính là yếu tố quyết định tình trạng của bạn có nghiêm trọng hay không.
Nóng tai có thể do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng gay gắt
- Cảm xúc: Khi bạn phản ứng quá mạnh mẽ đối với một tình huống nào đó, chẳng hạn như cảm xúc tức giận, e ngại hay quá lo lắng, hồi hộp,... bạn cũng có thể gặp phải tình trạng nóng tai. Khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, cảm xúc được cân bằng trở lại thì tình trạng nóng tai cũng sẽ chấm dứt.
Nóng tai có thể xảy ra khi bạn đang tức giận
- Thay đổi nhiệt độ: Nếu nhiệt độ quá thấp, cơ thể sẽ thường xảy ra tình trạng co mặc để làm giảm lưu lượng máu. Trong đó, những vị trí thường xảy ra hiện tượng co mạch bao gồm vùng tai, mũi và má. Có thể lấy ví dụ là những vận động viên trượt tuyết, họ thường có biểu hiện nóng tai, đỏ tai khi cơ thể điều chỉnh để thích nghi với điều kiện thời tiết lạnh.
- Viêm tai: Là tình trạng mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể gặp phải với những biểu hiện khác nhau. Ở trẻ em, viêm tai sẽ gây ra những triệu chứng như đau rát đỏ từ tai giữa ra ống tai, nhọt ống tai; viêm tai xương chũm có thể gây sưng đỏ vùng sau tai, đẩy vành tai ra phía trước, mất thăng bằng, đau nhức đầu,... Nhưng ở người lớn, viêm tai lại có thể gây ra triệu chứng chảy dịch, giảm thính, đau nóng tai,...
- Thay đổi nội tiết tố cũng có thể là lý do khiến bạn bị nóng tai. Các trường hợp thường gặp phải triệu chứng này là phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, người sử dụng thuốc hóa trị gây thay đổi nội tiết,...
- Hội chứng tai đỏ: Đây là căn bệnh hiếm gặp và rất khó điều trị. Triệu chứng điển hình của bệnh là sự đau rát tai bên trong. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nhức nửa đầu. Người bệnh có thể đau tai từ vài phút đến vài giờ, cơn đau có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày.
- Bệnh đau đỏ đầu chi thường gây ra tình trạng đau rát và đỏ chi nhưng cũng có thể gây đỏ ở vùng mặt và tai. Cơn đau rát này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh.
- Dị ứng: Khi tiếp xúc với một vài dị nguyên tại vùng tai có thể gây đau rát sưng nóng đỏ vùng tai, chẳng hạn như khi bị côn trùng đốt, xỏ khuyên, viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm,…
2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng nóng tai?
Để điều trị hiệu quả tình trạng nóng tai cần xác định rõ nguyên nhân là gì. Do đó, bạn không nên tự ý điều trị mà cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:
- Cháy nắng: Nếu tình trạng này là do cháy nắng gây ra, bạn nên dùng kem hydrocortisone, chườm đá hay dùng nha đam đắp lên tai để làm dịu da và thúc đẩy quá trình phục hồi.
- Nếu nguyên nhân là do sự thay đổi nhiệt độ bất thường, bạn nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cần bịt tai, đội mũ để tránh bị lạnh.
Đội mũ, giữ ấm để hạn chế tình trạng nóng tai
- Nếu nguyên nhân gây nóng tai là do bệnh lý, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh. Bạn không nên tự ý mua và dùng thuốc để hạn chế những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe.
3. Lưu ý khi chăm sóc tai
Ống tai có cơ chế tự làm sạch do đó, bạn chỉ nên vệ sinh bên ngoài tai. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc tai để đôi tai luôn khỏe mạnh:
- Không nên lấy ráy tai thường xuyên: Ráy tai được hình thành từ chất nhờn và những tế bào chết trong tai, có nhiệm vụ ngăn chặn côn trùng và bụi bẩn,... tấn công tai. Hơn nữa, ráy tai còn có tác dụng giữ ẩm và chống nhiễm khuẩn hiệu quả. Vì thế, bạn không nên thường xuyên lấy ráy tai.
- Không nên ngoáy tai bằng vật nhọn như đầu bút, que tăm,... để hạn chế làm rách lớp bảo vệ thành ống tai, từ đó hạn chế tình trạng vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Ngược lại, thói quen dùng vật nhọn ngoáy tai sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm ống tai, khối ráy tai dễ bị đẩy vào sâu trong ống tai và có thể bị ấn sát vào màng nhĩ khiến cho bạn bị đau tai.
- Nên có biện pháp bảo vệ tai khi đi bơi: Nếu bạn thường xuyên bơi lội, hãy nhớ dùng mũ để bảo vệ tóc, kính bơi để bảo vệ mắt và đừng quên đeo nút tai để phòng ngừa nguy cơ nước tràn vào ống tai, giúp tai bạn luôn sạch sẽ sau khi bơi. Nước trong bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh, nếu để những vi khuẩn này tràn vào tai, bạn có nguy cơ bị ù tai, viêm tai và sưng tấy. Do đó, khi bơi xong bạn nên vệ sinh tai bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Cuối cùng dùng tăm bông hoặc khăn mềm sạch để lau tai.
- Không nên đeo tai nghe với âm lượng lớn: Đây là thói quen không tốt cho tai. Nếu duy trì thói quen này thường xuyên, sức nghe của tai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến cho thính lực của bạn bị suy giảm. Trong những trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị điếc.
Nên đi khám tai nếu có biểu hiện bất thường
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây nóng tai, cách xử trí hợp lý và một số hướng dẫn giúp bạn biết cách chăm sóc và giữ gìn đôi tai khỏe mạnh. Nếu có biểu hiện nóng tai hoặc bất cứ những triệu chứng bất thường gì, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cùng với các chuyên gia, bác sĩ về Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!