Tin tức

Mẫn cảm là gì? Hội chứng mẫn cảm do thuốc có nguy hiểm không?

Ngày 28/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Mẫn cảm là hội chứng được hình thành do hoạt động chống lại vi khuẩn gây bệnh trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẫn cảm với thuốc thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Bài viết này, MEDLATEC sẽ chia sẻ đến bạn thông tin mẫn cảm là gì, triệu chứng và cách điều trị.

1. Hội chứng mẫn cảm gì?

Mẫn cảm là gì và tại sao lại bị hội chứng mẫn cảm với thuốc là thắc mắc của nhiều bệnh nhân thăm khám. Mẫn cảm có tiếng anh là Sensitive, thực chất là một phương pháp tự vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Các kháng thể từ hệ miễn dịch sẽ tự động sản sinh và có phương pháp mẫn cảm phù hợp với mỗi tác nhân gây bệnh.  

Có hai loại mẫn cảm là chủ động và thụ động

Có hai loại mẫn cảm là chủ động và thụ động 

Có hai loại hình mẫn cảm chính là chủ động và thụ động. Nó có thể xảy ra tự nhiên, nhưng cũng có thể do nhân tạo. 

1.1 Hiểu thêm về mẫn cảm thụ động 

Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra các loại kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh một cách tự nhiên mà không cần phải tiếp xúc với kháng nguyên. Trường hợp này được gọi là mẫn cảm thụ động. 

Để có được miễn dịch thụ động, cần truyền gamma globulin hoặc huyết thanh, từ đối tượng có miễn dịch sang đối tượng không có. Trong một số trường hợp, người không có miễn dịch sẽ được truyền tế bào miễn dịch từ cá thể có miễn dịch sang cá thể không có miễn dịch. 

Có hai trường hợp miễn dịch thụ động là tự nhiên và nhân tạo. Trong đó:

  • Miễn dịch thụ động tự nhiên: từ IgA (sữa non) hoặc IgG (nhau thai) trong cơ thể người mẹ truyền sang thai nhi.

  • Miễn dịch thụ động nhân tạo: Người chưa có miễn dịch sẽ nhận được kháng thể trên động vật hoặc người đã có miễn dịch. Tuy nhiên, bên cạnh việc đem lại hiệu quả trong các trường hợp điều trị bệnh (dại, uốn ván,  bạch hầu, sởi hay ngộ độc,...); thì nó cũng mang tới một số ảnh hưởng tiêu cực. Nếu kháng thể đồng loại sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về gan hoặc bệnh truyền nhiễm HIV thì các kháng thể khác loài lại gây ra nhiều biến chứng bệnh lý hoặc gây sốc phản vệ.

Biến chứng phức tạp do mẫn cảm gây ra

Biến chứng phức tạp do mẫn cảm gây ra

1.2 Hiểu thêm về mẫn cảm chủ động

Sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành miễn dịch. Đây gọi là mẫn cảm chủ động. Trong đó lại được chia ra làm hai loại:

  • Miễn dịch chủ động tự nhiên: Các kháng thể được hệ miễn dịch tạo ra sau khi bị những tác nhân bệnh gây nhiễm trùng, nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.

  • Miễn dịch chủ động nhân tạo: Tạo miễn dịch bằng cách tiêm vắc-xin.  Có thể là vắc-xin giải độc tố, vắc xin bất hoạt, vắc-xin sống giảm độc lực,.... Cơ thể sẽ được bảo vệ suốt đời hoặc vài tháng khỏi một số loại bệnh là quai bị, rubella, lao, thủy đậu, sởi,... khi tiêm vắc-xin.

2. Tại sao lại bị mẫn cảm với thành phần của thuốc?

Vậy mẫn cảm với thuốc là gì? Hội chứng mẫn cảm với thuốc thường hay gặp ở người có độ tuổi trưởng thành. Nó mang một số đặc tính di truyền, không phân biệt nam hay nữ. Hội chứng này còn có tên gọi khác là DIHS (quá mẫn với thuốc) hay phản ứng tăng bạch cầu ưa acid. Nó xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng lại với một loại thuốc bất kỳ. Có thể do hành phần trong thuốc hoặc thành phần chuyển hóa với thuốc. 

Nhiều loại thuốc thường gây mẫn cảm

Nhiều loại thuốc thường gây mẫn cảm

Hội chứng này có thể không nghiêm trọng nhưng cũng có thể rất nghiêm trọng. Có trường hợp mẫn cảm sẽ gây ra tác động tiêu cực tới một số các cơ quan, hoặc hệ cơ quan ở cùng một thời điểm. Có đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho người gặp phải. 

Một số loại thuốc thường gây ra hội chứng mẫn cảm nhất là: thuốc kháng sinh, thuốc chống gút, phenytoin, phenobarbital hay carbamazepine, thuốc chống co giật,...

3. Sự nguy hiểm của hội chứng mẫn cảm với thuốc

Có những trường hợp mẫn cảm do sử dụng thuốc từ lâu, nhưng cũng có đến 10% trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây mẫn cảm. Nếu đã hiểu rõ mẫn cảm là gì, bạn cũng nên nắm được sự nguy hiểm do dị ứng thuốc gây ra.

3.1 Triệu chứng mẫn cảm là gì, có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của mẫn cảm có thể xuất hiện trong khoảng từ 2 tuần đến 8 tuần sau khi đã sử dụng thuốc. Biểu hiện rõ nhất là sốt cao kéo dài có thể lên tới 40 độ C. Ở vùng mặt hoặc một số các khu vực da có xuất hiện nốt phát ban. Một số các triệu chứng mẫn cảm khác có thể gặp phải, gồm:

  • Có đến 80% trường hợp mẫn cảm với thuốc bị nổi mụn nước hoặc mụn mủ ở trên bề mặt da.

  • 30% trường hợp bị phù hoặc sưng mặt.

  • Có tuổi 20% trường hợp bị tổn thương các vùng niêm mạc như cổ họng, bộ phận sinh dục, miệng.

Hạch nổi là triệu chứng muộn của mẫn cảm

Hạch nổi là triệu chứng muộn của mẫn cảm

Ngay cả khi đã ngừng sử dụng thuốc, các triệu chứng vẫn xuất hiện hoặc thậm chí nặng hơn. Một số triệu chứng giai đoạn muộn:

  • 75% trường hợp bị nổi hạch.

  • Bị thiếu máu hoặc gặp phải hội chứng tan máu.

  • Biểu hiện cho suy gan: viêm gan, gan to, hoại tử gan.

  • Mắc viêm thận kẽ; viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim gây khó thở và đau ngực.

  • Bị co giật hoặc hôn mê.

  • Một số trường hợp khác là ảnh hưởng tới chức năng của phổi: Suy hô hấp cấp tính,  viêm  phổi, viêm phổi kẽ,...

  • Bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.

3.2 Làm thế nào để chẩn đoán mẫn cảm?

Hai biểu hiện cơ bản chẩn đoán mẫn cảm là: phát ban trên da dài ngày, sốt độ cao. Hội chứng mẫn cảm với thuốc rất khó để nắm bắt nguyên nhân, do có thể xảy ra rất lâu sau khi đã sử dụng thuốc (lên tới 8 tuần). 

Các yếu tố cốt lõi để đưa ra được chẩn đoán chính xác là: 

  • Đã điều trị tại bệnh viện.

  • Nghi ngờ những phản ứng do thuốc gây ra.

  • Da bị nổi phát ban cấp tính.

  • Hạch nổi ít nhất ở 2 nơi.

  • Sốt cao hơn 38 độ.

  • Ít nhất 1 cơ quan có biểu hiện khác thường.

  • Một trong những bất thường: xuất hiện nhiều tế bào lympho, lượng tiểu cầu giảm còn lượng bạch cầu ưa acid tăng.

Tìm gặp bác sĩ để rõ hơn về cách điều trị mẫn cảm do thuốc

Tìm gặp bác sĩ để rõ hơn về cách điều trị mẫn cảm do thuốc

Một số xét nghiệm đưa ra được chẩn đoán chính xác: 

  • Xét nghiệm sinh hóa trên các bộ phận như cơ bắp, thận, gan; xét nghiệm máu, tuyến giáp, nước tiểu, nồng độ glucose trong cơ thể,...

  • Sinh thiết da phát hiện sự bất thường trên cơ thể.

  • Huyết thanh học virus.

  • Siêu âm, điện tâm đồ hoặc chụp X-quang ngực. 

Nếu phát hiện thấy biểu hiện bất thường trên cơ thể, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để thăm khám sức khỏe, quý khách có thể lựa chọn MEDLATEC. Bệnh viện có sự quy tụ của đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thiết bị phục vụ thăm khám hiện đại, qua đó giúp phát hiện và chữa trị các vấn đề về sức khỏe cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để được tư vấn và đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi tới đường dây nóng 1900 56 56 56 của bệnh viện để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.