Tin tức
Mẹ bầu sẽ trải qua những dấu hiệu chuyển dạ như thế nào?
- 03/09/2020 | Làm thế nào để phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả?
- 24/10/2020 | Bác sĩ giải đáp: có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai?
- 15/08/2020 | Những dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu không thể bỏ qua
- 23/10/2020 | Làm thế nào để giúp mẹ bầu giảm phù chân khi mang thai?
1. Thế nào là chuyển dạ?
Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ đối với cụm từ “chuyển dạ”, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu bản chất của hiện tượng này.
Nói đơn giản, đây là một quá trình sinh lý giúp thai nhi và phần phụ của chúng ra khỏi tử cung người mẹ thông qua đường âm đạo. Hiện tượng này sẽ xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ, ước chừng chúng rơi vào khoảng tuần thứ 38 đến 42.
Các dấu hiệu chuyển dạ thường xuất hiện từ tuần thứ 38 - 42 của thai kỳ
Trong giai đoạn này, cơ thể của thai nhi đã thực sự cứng cáp và có khả năng sống độc lập ở ngoài tử cung. Chính vì thế, người mẹ cần nắm được những dấu hiệu chuyển dạ để có sự chuẩn bị về cả tâm lý và điều kiện xung quanh để chào đón thiên thần nhỏ ra đời.
Tuy nhiên, việc phân biệt và xác định đâu là cơn đau do chuyển dạ hoặc đau chuyển dạ giả là khá khó khăn. Người phụ nữ đôi khi nhầm lẫn hai hiện tượng này vì các triệu chứng tương đối giống nhau. Mỗi người cũng sẽ có cảm nhận khác nhau về tình trạng và mức độ đau. Điều này có thể gây ra những lo lắng không đáng có đối với thai phụ.
2. Một số dấu hiệu chuyển dạ thường gặp
Như đã phân tích ở trên, nhiều người không biết đâu là chuyển dạ hay đau chuyển dạ giả cho nên có tâm lý lo lắng. Để bà bầu có một tinh thần thoải mái, bình tĩnh trước khi “vượt cạn”, bạn hãy tham khảo một số dấu hiệu chuyển dạ thường gặp dưới đây nhé!
2.1. Bụng bầu tụt xuống
Khi chuẩn bị sinh em bé, người phụ nữ sẽ cảm nhận được sự dịch chuyển của em bé xuống khu vực xương chậu. Hình dáng bụng bầu có thể thay đổi so với thường ngày, bạn hãy lưu ý hiện tượng này nhé. Tùy từng mẹ bầu, hiện tượng sa bụng sẽ xuất hiện trước khi sinh từ 1 - 2 tuần, thậm chí là trước vài tiếng đồng hồ.
Bụng bầu tụt xuống là một trong những dấu hiệu thông báo quá trình chuyển dạ
Nhìn chung, thai phụ sẽ không còn cảm thấy khó thở vì thai nhi không chèn ép quá nhiều vào phổi. Thay vào đó, họ có xu hướng đi tiểu tiện nhiều nguyên bình thường. Nguyên nhân là do thai nhi gây ra áp lực đối với tử cung, bàng quang của người mẹ,…
2.2. Xuất hiện dịch nhầy
Một trong những dấu hiệu chuyển dạ thường gặp nhất đó là dịch nhầy ở âm đạo được tiết ra khá nhiều. Trong đó, chất dịch này thường trong suốt hay có màu hồng, nhiều khi bạn sẽ thấy có lẫn một chút máu.
Chất dịch nhầy xuất hiện giúp thai nhi có thể chào đời dễ dàng hơn, đồng thời chúng góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cho người phụ nữ. Nếu mẹ bầu thấy hiện tượng này, hãy chuẩn bị tinh thần nhé, bé sắp ra đời rồi đấy.
Tuy nhiên, trong trường hợp chất nhầy có lẫn một lượng máu lớn, bạn nên đi khám sớm, nhiều khả năng đây là triệu chứng chuyển dạ nguy hiểm.
2.3. Cổ tử cung giãn nở
Bên cạnh đó, nếu thai phụ sắp “vượt cạn”, cổ tử cung của họ bắt đầu mở, giãn ra để việc sinh nở diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Bình thường, cổ tử cung sẽ dẫn mở trước khi em bé chào đời vài ngày.
Khi tử cung mở khoảng 10cm, bạn đang bước vào giai đoạn chuyển dạ
Cổ tử cung mở khoảng 10cm thì đó là dấu hiệu chuyển dạ, để nắm được điều này, bạn nên dành thời gian đi khám định kỳ trong tháng cuối. Như vậy, các bác sĩ sẽ theo dõi độ co giãn của tử cung.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể trải qua một số vấn đề, ví dụ như: thường xuyên bị tiêu chảy, chuột rút hoặc là đau lưng. Khoảng thời gian này, bạn hay cảm thấy mệt mỏi trong người. Tốt nhất, thai phụ nên dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi, giữ sức để chuẩn bị “lâm bồn”.
3. Thai phụ nên đến bệnh viện khi nào?
Có thể nói, khi bạn cảm nhận được những triệu chứng kể trên thì em bé đã sẵn sàng ra đời. Vậy lúc nào thì chúng ta nên tới bệnh viện để chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ?
Các bác sĩ thường khuyên thai phụ hãy tới cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ.
Nếu bạn thấy xuất hiện chất dịch lẫn máu ở âm đạo, hãy tới ngay cơ sở y tế
Bên cạnh các dấu hiệu chuyển dạ thông thường, chúng ta cũng phải lưu ý tới những dấu hiệu sau đây. Đầu tiên, âm đạo có xuất hiện chất dịch kèm máu tươi hoặc đột nhiên ra nhiều máu. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và thai phụ tuyệt đối không được chủ quan.
Khi người phụ nữ bị vỡ ối, họ cần được đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhiều trường hợp dịch chảy ra có màu xanh lá, nhiều khả năng đó là phân su của thai nhi, nếu không được xử lý kịp thời, bé có thể hít, thậm chí là nuốt phải. Điều này thực sự nguy hiểm đối với thai nhi khi chào đời.
Bạn cũng có thể gặp triệu chứng tiền sản giật, ví dụ như hoa mắt, chóng mặt hoặc là cơ thể bị sưng,…
4. Cách giảm đau khi phụ nữ gặp các triệu chứng chuyển dạ
Không thể phủ nhận rằng khi gặp các dấu hiệu chuyển dạ, người phụ nữ sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng, tâm lý căng thẳng. Trên thực tế, điều này không hề tốt cho quá trình sinh nở, vì vậy họ cần được nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái.
Nếu tâm trạng của bạn ổn định, sức khỏe tốt thì những đau đớn trong khi sinh có thể giảm bớt phần nào. Trong tháng cuối cùng, thai phụ có thể dành nhiều thời gian đi dạo, trò chuyện với mọi người để tinh thần vui vẻ. Đặc biệt, việc massage hoặc thư giãn với nước nóng cực kỳ tốt cho tâm lý và sức khỏe.
Trong những ngày chuẩn bị sinh, mẹ bầu hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và giữ tinh thần thoải mái
Người phụ nữ khi mang thai cần trang bị những kiến thức cần thiết để có sự chuẩn bị tốt nhất cho em bé chào đời. Trong đó, bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ, như vậy chúng ta bớt tâm trạng lo lắng không đáng có. Đồng thời, thai nhi được sinh ra trong điều kiện tốt nhất, đầy đủ nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!