Tin tức
Mổ đục thủy tinh thể: Những ai cần thực hiện và cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ
Key: mổ đục thủy tinh thể
Mổ đục thủy tinh thể: Những ai cần thực hiện và cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ
Đục thủy tinh thể có thể gây mù lòa. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, thay thủy tinh thể kịp thời thì hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân nhân cải thiện vấn đề thị lực một cách dễ dàng. Vậy khi nào cần thực hiện và chăm sóc bệnh nhân sau mổ đục thủy tinh thể như thế nào?
1. Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể
Đây cách loại bỏ thủy tinh thể đã bị đục và sau đó dùng sản phẩm nhân tạo để thay thế. Từ đó, người bệnh sẽ có thể nhìn rõ hơn. Phương pháp này ít gây biến chứng nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nhiều trường hợp có thể xuất viện trong ngày.
Người già rất dễ bị đục thủy tinh thể
Cần thay thủy tinh thể kịp thời để tránh nguy cơ mù lòa. Hơn nữa, những trường hợp thủy tinh thể bị đục sẽ rất khó khăn trong việc kiểm tra mắt để theo dõi và điều trị một số bệnh lý về mắt.
Dưới đây là những phương pháp mổ đục thủy tinh thể:
- Phương pháp Phaco: Đây là cách điều trị rất phổ biến. Bác sĩ sẽ tạo lỗ nhỏ ở ngoài giác mạc, sau đó dùng đầu dò nhỏ để phá vỡ thủy tinh thể đã bị đục nhờ năng lượng của sóng siêu âm. Cuối cùng hút những mảnh thủy tinh thể vừa bị phá vỡ ra ngoài.
- Mổ thủy tinh thể trong bao: Bác sĩ sẽ rạch một đường ở giao điểm của củng mạc và giác mạc. Do đường rạch dài nên người bệnh cần thời gian để chờ vết thương lành lại.
- Mổ ngoài bao: Bằng cách rạch phần trên của mắt để loại bỏ thủy tinh thể bị vẩn đục. Sau đó, dùng sản phẩm nhân tạo để thay thế cho người bệnh. Sau khi phẫu thuật, ánh sáng sẽ không bị cản trở khi đi tới võng mạc và người bệnh sẽ nhìn rõ hơn. Để giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi thay thế thủy tinh thể bằng phương pháp mổ ngoài bao, bác sĩ phẫu thuật cần có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
2. Những ai cần mổ đục thủy tinh thể?
Những đối tượng cần mổ đục thủy tinh thể có thể kể đến như sau:
- Người bị suy giảm thị lực dưới mức 20/40 (hoặc dưới mức 6/12). Đây là chỉ số kết quả dựa trên bảng đo thị lực Snellen. Người bệnh sẽ được kiểm tra bằng cách đọc các ký tự chữ cái in hoa hiển thị ở khoảng cách 6m. Dòng đầu tiên ở bảng này chỉ có 1 chữ cái và đồng thời chữ cái này cũng sẽ có kích thước to nhất. Những chữ cái ở dòng tiếp theo sẽ nhỏ dần, đồng thời số lượng chữ sẽ tăng lên.
- Thị lực giảm nghiêm trọng khiến cho các hoạt động hàng ngày bị cản trở thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Trước đó, bác sĩ sẽ đánh giá ánh sáng chói hay mờ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh như thế nào. Sau đó sẽ đưa ra chỉ định điều trị cụ thể.
3. Rủi ro khi phẫu thuật
Thay thủy tinh thể được đánh giá là an toàn nhưng vẫn có thể tồn tại một số nguy cơ như sau:
Phẫu thuật để thay thủy tinh thế khá an toàn và ít nguy cơ rủi ro
- Mờ mắt: Tình trạng này có thể xảy ra vào thời điểm vài ngày sau mổ.
- Mất thị lực: Có thể xảy ra nếu quá trình phẫu thuật không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Gây song thị.
- Bong võng mạc với một số triệu chứng như:
● Có hiện tượng ruồi bay trước mắt.
● Cảm giác trong mắt như có 1 bức màn.
● Nhìn thấy những đốm sáng ở quanh mắt.
Trước khi thay thủy tinh thể, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả và hạn chế nguy cơ rủi ro. Nếu cả 2 mắt đều bị bệnh, bác sĩ sẽ thay một mắt trước và chờ cho đến khi mắt này lành thì sẽ mổ tiếp mắt thứ 2.
4. Chăm sóc người bệnh sau mổ đục thủy tinh thể
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào mắt tại thời điểm phẫu thuật để chống viêm. Bên cạnh đó, người bệnh cần che gạc mắt trong vài ngày và dùng tấm chắn khi ngủ để bảo vệ mắt. Thị lực của người bệnh sẽ cải thiện trong vòng vài ngày sau đó và sẽ cần 8 tuần để mắt có thể hồi phục bình thường trở lại.
Sau phẫu thuật người bệnh cần nhỏ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Nếu thấy hiện tượng khó chịu và ngứa mắt, bệnh nhân không nên dụi mắt, các triệu chứng này sẽ được cải thiện trong vài ngày. Nếu thấy những triệu chứng bất thường như sưng, đỏ mắt hay mất thị lực, đau kéo dài,... cần liên hệ sớm với bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục kịp thời, phòng tránh rủi ro.
Khi chăm sóc tại nhà, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Dùng thuốc nhỏ mắt đúng theo đơn thuốc bác sĩ kê, dùng đúng liều lượng thuốc. Đôi mắt rất nhạy cảm, do đó, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt nếu chưa được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
- Không để nước sinh hoạt hay xà phòng bắn vào mắt.
- Tránh tác động lên mắt, không dụi mắt.
- Khi ra ngoài, nên đeo kính râm để bảo vệ mắt. Nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng.
- Đeo tấm che mắt để bảo vệ mắt.
- Bên cạnh đó người bệnh nên kiêng dùng bia rượu và các loại đồ uống có cồn trước và sau phẫu thuật.
- Nên nghỉ ngơi và áp dụng chế độ ăn nhiều dưỡng chất để quá trình hồi phục của mắt diễn ra nhanh chóng hơn.
Nên thăm khám mắt ở bệnh viện uy tín
Có thể nói rằng, mổ đục thủy tinh thể là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý về vấn đề tái khám sau phẫu thuật theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn thăm khám tại những chuyên khoa Mắt uy tín, đảm bảo chất lượng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro phẫu thuật.
Để được tư vấn các vấn đề sức khỏe về mắt hoặc có nhu cầu kiểm tra mắt, mời quý khách hàng liên hệ đến Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56, các tổng đài viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!