Tin tức
Đục thủy tinh thể: Cách nhận biết và phương pháp điều trị
ctv ko thấy comment của bác sĩ
Key: đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể: Cách nhận biết và phương pháp điều trị
Đục thủy tinh thể cần được điều trị đúng cách và đúng thời điểm để tránh nguy cơ bị suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Vậy làm sao để nhận biết bệnh sớm và phương pháp điều trị như thế nào?
1. Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể là tình trạng cấu trúc protein trong thủy tinh thể bị thay đổi từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự thay đổi này sẽ khiến cho độ trong, độ dày, độ đàn hồi và độ cong của thủy tinh thể bị thay đổi và dần dần sẽ khiến thủy tinh thể của bệnh nhân bị mờ đục.
Người cao tuổi dễ bị đục thủy tinh thể
Khi thủy tinh thể bị đục mờ, đường đi của ánh sáng vào mắt sẽ bị cản trở, khiến cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực. Từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt thường ngày của người bệnh, chẳng hạn như khó khăn khi đọc sách báo, rất khó để xác định phương hướng, việc lái xe gặp nhiều cản trở,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân chính dẫn đến đục thủy tinh thể là sự lão hóa và do đó bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Một số nguyên nhân gây bệnh khác như đục thủy tinh thể bẩm sinh, do người bệnh gặp chấn thương hoặc biến chứng từ một số căn bệnh khác. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số nguyên nhân sau:
● Do bị bệnh về giác mạc, đau mắt đỏ,... không được điều trị dứt điểm và hay tái phát.
● Do thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ tivi, điện thoại, máy tính hoặc ánh nắng mặt trời.
● Cận thị thoái hóa.
● Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.
● Do bệnh tiểu đường, huyết áp cao hay người thừa cân, béo phì,...
● Do thiếu chất, căng thẳng trong thời gian dài, hay phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sống ở những nơi ô nhiễm, hay dùng chất kích thích,...
Dựa trên một số tiêu chí, có thể phân loại bệnh đục thủy tinh thể như sau:
- Dựa vào vị trí và hình thái của thủy tinh thể:
● Đục nhân: Là những trường hợp nhân của thủy tinh thể bị đục, xơ cứng. Ánh sáng mạnh khiến cho người bệnh nhìn mờ hơn. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên mắt.
● Đục vỏ: Là hiện tượng xảy ra những nốt đục trong thủy tinh thể. Khi những nốt đục này rộng hơn, sẽ tạo ra những vùng đục lớn. Sau một thời gian, tình trạng đục vỏ và đục nhân sẽ khiến cho thủy tinh thể bị đục hoàn toàn, còn được gọi là đục chín.
● Đục bao: Là tình trạng đục nhỏ vùng biểu mô hay hay đục ở bao trước thủy tinh thể mà không gây ảnh hưởng đến lớp vỏ.
- Mức độ bệnh ở mỗi người là khác nhau và có thể phân loại bệnh tùy theo mức độ như sau:
● Đục bắt đầu.
● Đục tiến triển.
● Đục gần hết.
● Đục hoàn toàn.
Tuy nhiên, dù đục tinh thể loại nào cũng có thể khiến cho đường đi của ánh sáng đến võng mạc bị cản trở và từ đó khiến cho bệnh nhân giảm thị lực và gây mù lòa nếu không được điều trị sớm.
2. Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể
Ở mỗi giai đoạn bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau và càng tiến triển những biểu hiện của bệnh càng nghiêm trọng và dễ nhận biết. Cụ thể là:
- Ở giai đoạn sớm: Người bệnh có biểu hiện mờ mắt, cảm giác như đang có màng che trước mắt, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải lái xe, nhất là vào buổi trưa khi mức độ ánh sáng mạnh.
Tầm nhìn kém có thể do thủy tinh thể bị mờ đục
Bệnh thường có diễn biến âm thầm và dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về mắt. Do đó, nhiều người chủ quan, không chú ý đến nhiều biểu hiện thoáng qua của bệnh. Đến khi bệnh chuyển nặng và xuất hiện những biến chứng thì cơ hội điều trị sẽ giảm.
- Ở giai đoạn muộn: Lúc này, những biểu hiện bệnh đã khá rõ ràng. Người bệnh có biểu hiện nhìn đôi, nhạy cảm với ánh sáng, giảm nhận thức về màu sắc, có chấm đen trước mặt và thủy tinh thể bị thay đổi màu sắc,...
3. Điều trị đục thủy tinh thể
- Trước hết, các bác sĩ sẽ cần thăm khám để chẩn đoán chính xác người bệnh có đang bị đục thủy tinh thể hay không. Bệnh nhân sẽ cung cấp bệnh sử, những biểu hiện bất thường đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết cho người bệnh, cụ thể:
+ Kiểm tra thị lực cho cả 2 mắt bằng bảng chữ cái và một số thiết bị chuyên dụng, từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ thị lực của người bệnh.
Bác sĩ sẽ đo thị lực bằng thiết bị chuyên dụng
+ Kiểm tra mắt bằng kính chuyên dụng: Nhờ loại kính này, bác sĩ sẽ quan sát rõ được cấu trúc bên trong mắt người bệnh và phát hiện dễ dàng những đặc điểm bất thường bên trong đôi mắt.
- Sau khi đã đưa ra chẩn đoán về bệnh và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến và hiệu quả đang được áp dụng:
+ Dùng kính hỗ trợ: Phương pháp này phù hợp với những người bệnh thủy tinh thể mới bị đục và thị lực chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Tác dụng của loại kính hỗ trợ hoặc kính lúp là giúp bệnh nhân có thể cải thiện tầm nhìn và không bị cản trở đến cuộc sống sinh hoạt.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Nên ăn những loại thực phẩm tốt cho mắt và thay đổi thói quen sinh hoạt để đôi mắt của bạn được nghỉ ngơi và thư giãn, môi trường làm việc cần đảm bảo có đủ ánh sáng. Không nên làm thức quá khuya và cần ngủ đủ giấc mỗi ngày.
+ Phẫu thuật: Nếu thuốc hoặc kính hỗ trợ không có tác dụng và bệnh đã tiến triển thì phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là giải pháp hiệu quả. Nếu để bệnh quá muộn thì phương pháp này cũng không có tác dụng và bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ mù lòa.
Người bệnh cần nhỏ thuốc sau phẫu thuật
Trên đây là một số thông tin giúp bạn nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh thủy tinh thể và một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có dấu hiệu bất thường và có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!