Tin tức

Thay thủy tinh thể: Quy trình chuẩn bị và lưu ý sau mổ

Ngày 09/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Thay thủy tinh thể thường được chỉ định cho người bị đục thủy tinh thể, thị lực bị suy giảm. Ưu điểm của kỹ thuật này là ít gây xâm lấn, hầu như không để lại biến chứng, người bệnh sau phẫu thuật phục hồi tương đối nhanh. Trong phần tổng hợp kiến thức y khoa ngày hôm nay, MEDLATEC sẽ giới thiệu qua quy trình chuẩn bị và một vài lưu ý sau mổ Phaco thay thủy tinh thể.

1. Thay thủy tinh thể (mổ Phaco) là gì?

Thay thủy tinh thể hay mổ Phaco là kỹ thuật điều trị đục thủy tinh thể tiên tiến. Cụ thể, phần thủy tinh thể bị đục lần lượt bị phá vỡ, tán nhỏ dưới tác động của sóng siêu âm hay năng lượng phóng ra từ đầu tuýp Phaco. Sau đó, những mảnh thủy tinh thể vừa bị tán nhỏ được hút ra ngoài. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt thủy tinh thể nhân tạo vào vị trí thủy tinh thể cũ. 

Thay thủy tinh thể hay mổ Phaco là kỹ thuật điều trị đục thủy tinh thể tiên tiến

Thay thủy tinh thể hay mổ Phaco là kỹ thuật điều trị đục thủy tinh thể tiên tiến

Thiết bị hỗ trợ bác sĩ trong quá trình phẫu thuật là máy Phaco. Mỗi hệ thống máy Phaco thường cấu thành từ những bộ phận quan trọng như:

  • Tay khoan. 
  • Hệ thống bàn đạp chân. 
  • Hệ thống tưới, hút. 
  • Các đầu có thể uốn điều chỉnh theo nhiều góc, giúp truyền năng lượng một cách chuẩn xác. 

2. Đối tượng được chỉ định thay thủy tinh thể

Thủy tinh thể là bộ phận quan trọng của đôi mắt, nó tương tự thấu kính trong suốt. Chức năng chính của bộ phận này là tập trung ánh sáng lên võng mạc, tham gia vào quá trình lọc tia tử ngoại. Ở người bình thường, thủy tinh thể luôn rất trong, không bị vẩn đục. 

Khi thủy tinh thể bị đục, thị lực suy giảm, người bệnh cần được mổ Phaco

Khi thủy tinh thể bị đục, thị lực suy giảm, người bệnh cần được mổ Phaco

Trước tác động của phân tử Protein không hòa tan tích tụ, thủy tinh thể dễ bị đục dần. Ngoài ra, tuổi tác, ảnh hưởng của những tia sáng xuyên qua khu vực bị đục sẽ khiến thị lực suy giảm nhanh hơn. Trong nhiều trường hợp, thị lực của người bị đục thủy tinh thể có thể giảm xuống mức 3/10. 

Phẫu thuật thay thủy tinh thể hay mổ Phaco chủ yếu được chỉ định cho 3 nhóm đối tượng sau: 

  • Người bị đục thủy tinh thể đã qua thăm khám, được chỉ định phẫu thuật. 
  • Người bị đục thủy tinh thể trong thời gian dài, thị lực suy giảm nghiêm trọng. 
  • Người không bị nhiễm trùng cấp tính tại vùng mắt. 

3. Phẫu thuật thay thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Thay thủy tinh thể là kỹ thuật ít gây xâm lấn, an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy vậy cũng giống như hầu hết những phương pháp can thiệp khác, mổ thay thủy tinh thể vẫn tiềm ẩn rủi ro nhất định như biến chứng nhiễm trùng, ra máu, giác mạc hoặc những bộ phận khác của mắt bị tổn thương. 

Tỷ lệ gặp biến chứng khi phẫu thuật Phaco rất thấp

Tỷ lệ gặp biến chứng khi phẫu thuật Phaco rất thấp 

Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện biến chứng sau mổ Phaco rất thấp. Người bệnh sau khi thay thủy tinh thể thường phục hồi khá nhanh. Để đảm bảo an toàn trước và sau điều trị, bạn nên ưu tiên lựa chọn mổ tại những cơ sở y tế uy tín. 

4. Ưu điểm khi thay thủy tinh thể 

So với các phương pháp phẫu thuật khác, ưu điểm của mổ Phaco là ít xâm lấn, thời gian tiến hành tương đối nhanh. 

Sau phẫu thuật, người bệnh không mất nhiều thời gian phục hồi, hầu như không gặp phải biến chứng nghiêm trọng. 

  • Ít xâm lấn: Khi mổ, bác sĩ chỉ cần rạch một vết nhỏ để tiến hành hút thủy tinh thể bị phá vỡ ra bên ngoài, gần như không gây xâm lấn. 
  • Thời gian thực hiện nhanh: Mỗi ca phẫu thuật thường chỉ diễn ra trong vòng 5 đến 10 phút. 
  • Bệnh nhân phục hồi nhanh: Sau 4 đến 5 tuần, thị lực của người bệnh sẽ phục hồi. Thậm chí ở một số bệnh nhân, thời gian phục hồi còn nhanh hơn (nhìn khá rõ sau khi vừa xuống bàn mổ). 
  • Tỷ lệ biến chứng thấp: Phẫu thuật thay thủy tinh thể không gây đau và không chảy máu nên rất an toàn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc gây mê tại chỗ cũng hạn chế đáng kể rủi ro. 

Người bệnh sau khi thay thủy tinh thể phục hồi khá nhanh

Người bệnh sau khi thay thủy tinh thể phục hồi khá nhanh

5. Quy trình chuẩn bị trước khi mổ

5.1. Làm kiểm tra, xét nghiệm cần thiết 

Khi được chẩn đoán bị đục thủy tinh thể, phải phẫu thuật, bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm máu, khám nội tổng quát và một vài kiểm tra khác trước khi mổ. 

  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân cần nhịn ăn khoảng 6 - 8 tiếng trước khi lấy máu. 
  • Khám nội tổng quát, đo điện tâm đồ: Được chỉ theo tình trạng bệnh cụ thể, nhằm giúp bác sĩ nắm rõ tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm bổ sung. 
  • Xét nghiệm khác: Chẳng hạn như siêu âm mắt giúp xác định công suất mắt. Sau khi siêu âm mắt, bác sĩ có thể tính toán công suất của thủy tinh thể nhân tạo thay thế cho thủy tinh thể bị đục. 

Trường hợp tất cả xét nghiệm đều bình thường, bệnh nhân tiếp tục được tư vấn loại thủy tinh thể nhân tạo thay thế phù hợp, lên lịch mổ. Nếu bệnh nhân đang mắc bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,.... bác sĩ cần phải theo dõi thêm một thời gian, cho đến khi những bệnh lý này ổn định. 

5.2. Chuẩn bị trước khi vào phòng mổ 

Các công việc người bệnh cần thực hiện trước khi mổ thay mới thủy tinh thể bao gồm: 

  • Chuẩn bị sẵn giấy tờ cá nhân cần thiết, hồ sơ bệnh án. 
  • Tắm gội sạch sẽ, cắt bớt tóc. 
  • Đọc biên bản cam kết phẫu thuật, yêu cầu giải đáp những câu hỏi còn thắc mắc. Trường hợp đồng ý, người nhà hoặc người bệnh mới ký cam kết. 
  • Vệ sinh vùng mặt, đi vệ sinh trước khi vào phòng mổ. 

Trước khi vào phòng mổ, bác sĩ sẽ đọc lại hồ sơ bệnh án. Đồng thời đo huyết áp, kiểm tra mạch, tiến hành bơm rửa lệ, kiểm tra xem bệnh nhân có bị dị ứng thuốc không. Về cơ bản thì bệnh nhân cần được kiểm tra tổng quát sức khỏe trước khi mổ. 

6. Lưu ý sau khi thực hiện thay thủy tinh thể 

6.1. Uống thuốc, sát khuẩn mắt theo hướng dẫn 

Sau phẫu thuật, người bệnh cần uống thuốc và sát khuẩn mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sát khuẩn, bệnh nhân tuyệt đối không chạm tay vào mắt. Thuốc mỡ kháng sinh thường được tra sau khi phẫu thuật.

6.2. Chú ý đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ 

Khi xuất viện, bệnh nhân cần cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, ưu tiên nghỉ ngơi chưa nên vội làm việc ngay. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hàng ngày phải đảm bảo đủ chất. 

6.3. Thực hiện một vài kiêng cữ cần thiết 

Sau khi làm phẫu thuật thay thủy tinh thể, người bệnh cần duy trì một vài kiêng cữ như:

  • Không tắm bồn nước nóng hoặc tắm bể bơi trong ít nhất 7 ngày đầu tiên sau mổ. 
  • Không nên đi ra gió. 
  • Chưa nên tự nấu ăn ngay. 
  • Không vận động mạnh. 
  • Chưa nên xem tivi, làm việc với máy tính khi thị lực chưa phục hồi. 

Bạn chưa nên tắm vòi sen ngay sau khi vừa phẫu thuật thay thủy tinh thể

Bạn chưa nên tắm vòi sen ngay sau khi vừa phẫu thuật thay thủy tinh thể

Chỉ khi nào sức khỏe ổn định, thị lực phục hồi, bệnh nhân mới có thể quay lại các công việc, sinh hoạt bình thường. 

6.4. Tái khám định kỳ 

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi nhận thấy mắt có dấu hiệu bất thường như nổi cộm, đau nhức, đỏ, chảy nước mắt,... bệnh nhân phải thông báo lại ngay cho bác sĩ điều trị. 

Thay thủy tinh thể hay mổ Phaco có thể giúp thị lực của người bệnh phục hồi trên mức 5/10. Nếu nhận thấy thị lực bị suy giảm, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời. Để được tư vấn thêm, Quý khách có thể gọi vào hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.