Tin tức

Mổ nội soi sỏi thận được chỉ định trong trường hợp nào?

Ngày 18/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh sỏi thận cần được điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra đối với bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp, trong đó nhiều bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi sỏi thận. Vậy khi nào người bệnh cần tiến hành mổ nội soi, cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Giới thiệu về phương pháp mổ nội soi sỏi thận

Mổ nội soi là kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Ngày nay, phương pháp này đang được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh sỏi thận. 

Mổ nội soi sỏi thận được áp dụng rộng rãi

Mổ nội soi sỏi thận được áp dụng rộng rãi

Các bác sĩ cho biết phương pháp mổ nội soi sỏi thận hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương thận trong quá trình thực hiện, đồng thời nâng cao tỷ lệ sạch sỏi. Đặc biệt, vết mổ nội soi khá nhỏ, bệnh nhân không phải đối mặt với cơn đau nghiêm trọng sau phẫu thuật, quá trình chăm sóc vết mổ hậu phẫu cũng trở nên đơn giản hơn. Nhờ vậy, bệnh nhân mổ nội soi thường bình phục nhanh hơn so với mổ theo phương pháp truyền thống. 

Với những ưu điểm kể trên, các bác sĩ luôn tin tưởng sử dụng phương pháp mổ nội soi trong điều trị sỏi thận cũng như các vấn đề sức khỏe khác liên quan tới đường tiết niệu.

Hiện nay, một số kỹ thuật mổ nội soi được áp dụng trong điều trị sỏi thận là: mổ nội soi lấy sỏi qua da, tán sỏi bằng ống soi cứng hoặc ống soi mềm… Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đặc điểm viên sỏi thận và sử dụng kỹ thuật phù hợp nhất.

Tán sỏi thận qua da là phương phẫu được áp dụng phổ biến nhất, phương pháp này hạn chế tối đa tổn thương cho thận, đồng thời xử lý dứt điểm sỏi thận. Thông thường, bệnh nhân có viên sỏi thận kích thước từ 1 - 2 cm sẽ được chỉ định tán sỏi thận qua da. Nhìn chung, sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da, bệnh nhân sẽ không phải đối mặt với tình trạng đau vết mổ như phương pháp phẫu thuật truyền thống.

Tại một số cơ sở y tế, phương pháp nội soi ống mềm cũng được ưu tiên sử dụng để điều trị cho bệnh nhân sỏi thận. Hình thức mổ nội soi sỏi thận này sẽ được thực hiện nhờ tia laser, chúng sẽ tán vỡ sỏi. Trong suốt quá trình phẫu thuật, chức năng thận của bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng. Người bị ứ nước đài dưới thận, kệt cổ đài do sỏi thận sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp nội soi ống mềm.

Nội soi niệu quản bằng ống soi cứng là một trong những phương pháp hiện đại và đem lại hiệu quả cao. Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị này đối với bệnh nhân có viên sỏi lớn hơn 10mm ở niệu quản. Tuy nhiên, sau phẫu thuật bệnh nhân cần chú ý chăm sóc sức khỏe, hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc niệu quản bị tổn thương

2. Trường hợp nào bệnh nhân nên mổ nội soi thận?

Trên thực tế, điều trị sỏi thận có thể thực hiện theo nhiều phác đồ khác nhau, dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Vậy trong trường hợp nào bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi sỏi thận?

Thông thường, bệnh nhân có viên sỏi đường kính lớn, kích thước viên sỏi thận từ 20mm trở lên sẽ được tư vấn phẫu thuật để xử lý sỏi. Trong đó, phương pháp mổ nội soi được ưu tiên hàng đầu bởi sự an toàn cũng như hiệu quả điều trị cao.

Bệnh nhân có sỏi thận kích thước lớn được chỉ định mổ nội soi sỏi thận

Bệnh nhân có sỏi thận kích thước lớn được chỉ định mổ nội soi sỏi thận

Bên cạnh đó, người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng như: đau quặn bụng, lưng, hông trong một thời gian dài, đi tiểu lẫn máu hoặc cảm thấy buốt khi đi tiểu tiện,… Lúc này, bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu, phương pháp mổ nội soi sẽ giúp điều trị dứt điểm, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Tốt nhất, bệnh nhân nên khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh trước khi điều trị. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất và cân nhắc có nên tiến hành mổ nội soi sỏi thận cho người bệnh hay không. Nếu bệnh nhân đang gặp phải các biến chứng như: ứ mủ, áp xe hoặc suy thận, bác sĩ sẽ không chỉ định mổ nội soi, thay vào đó phương pháp mổ mở sẽ được ưu tiên áp dụng.

3. Chuẩn bị gì trước và sau khi mổ nội soi sỏi thận?

Để ca mổ diễn ra thành công, bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành mổ nội soi sỏi thận. Đồng thời, sau khi phẫu thuật, chúng ta nên chăm sóc sức khỏe khoa học, nhờ vậy sức khỏe sẽ sớm phục hồi.

Bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ xét nghiệm trước khi phẫu thuật

Bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ xét nghiệm trước khi phẫu thuật

3.1. Trước khi phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh nên báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh, loại thuốc bạn đang sử dụng. Nếu bệnh nhân có vật cấy ghép trong người, hãy chủ động thông báo để bác sĩ điều trị nắm được tình hình và lựa chọn kỹ thuật điều trị thích hợp nhất. Trước khi ca mổ bắt đầu, bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng đồng hồ, chúng ta cần chú ý tuân thủ để ca mổ diễn ra thuận lợi nhất.

Thông thường, một ca mổ nội soi cho bệnh nhân sỏi thận sẽ kéo dài từ 2 - 3 tiếng, thời gian có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí, kích thước của sỏi thận. Sau đó, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 3 - 4 ngày để cơ thể bình phục và quay trở lại sinh hoạt bình thường.

3.2. Sau khi phẫu thuật

Hậu phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải một vài biến chứng, ví dụ như: nhiễm trùng vết mổ, thậm chí một vài trường hợp phát hiện tình trạng tụ máu trong ổ bụng. Mặc dù phương pháp mổ nội soi khá an toàn, song người bệnh không thể chủ quan, bỏ qua việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe hậu phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân mới mổ nội soi sỏi thận nghỉ ngơi 3 - 4 ngày sau khi phẫu thuật để phục hồi sức khỏe. Trong thời gian này, người bệnh nên ưu tiên bổ sung rau xanh, hoa quả vào thực đơn hàng ngày để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tối đa sự hình thành của sỏi thận. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn các món lỏng, mềm thay vì những món ăn cứng, khó tiêu hóa.

Hàng ngày, người bệnh cần bổ sung đủ nước cho cơ thể để vụn sỏi được đào thải ra khỏi cơ thể, hạn chế tình trạng đau mỗi lần đi tiểu tiện. Đây là kinh nghiệm khá bổ ích nhưng ít người biết khi điều trị bệnh sỏi thận.

Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao, vết mổ có dấu hiệu đau, chảy máu hoặc dịch, bệnh nhân cần chú ý theo dõi, chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Nếu chủ quan, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, hiệu quả điều trị giảm đáng kể.

4. Theo dõi và điều trị sỏi thận ở đâu tốt?

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ điều trị sỏi thận uy tín, hãy tham khảo chuyên khoa Tiết niệu của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, MEDLATEC quy tụ các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm điều trị bệnh sỏi thận. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị bệnh sỏi thận

Hệ thống Y tế MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị bệnh sỏi thận

Tới MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ thăm khám, và điều trị bệnh chất lượng. MEDLATEC hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Đồng thời, phòng LAB của MEDLATEC cũng được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Cùng với đó là phòng mổ vô khuẩn và hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như X-quang, siêu âm, MRI, CT Scan,... giúp quá trình khám và điều trị bệnh tốt nhất. 

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về ưu điểm của phương pháp mổ nội soi sỏi thận, biết được khi nào nên điều trị theo phương pháp này. Để được tư vấn kỹ hơn và đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên lạc tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Từ khoá: sỏi thận

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.