Tin tức

Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ không nên bỏ qua

Ngày 22/09/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ em có sức đề kháng yếu cho nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng khá cao. Căn bệnh truyền nhiễm này có tốc độ lây lan nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát vào mùa hè. Để kịp thời phát hiện và cho con điều trị, cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu bệnh tay chân miệng thường gặp.

1. Bệnh tay chân miệng 

Chắc hẳn, đây không còn là căn bệnh xa lạ, hàng năm nước ta ghi nhận rất nhiều em bé mắc Bệnh tay chân miệng. Đây là căn bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh vào mùa hè. Trong đó, tác nhân chính gây bệnh là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71, chúng có khả năng lây lan, tấn công vào cơ thể cực kỳ nhanh chóng và khó kiểm soát.

Virus gây bệnh thường tồn tại, phát triển trong đường tiêu hóa của bệnh nhân. Khi người bình thường tiếp xúc với bệnh nhân, họ có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi xem mình có dấu hiệu bệnh tay chân miệng hay không?

dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Virus gây bệnh thường tồn tại, phát triển trong đường tiêu hóa của bệnh nhân.

Trên thực tế, cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên các em bé có hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện. Đây là cơ hội để virus dễ dàng tấn công và gây bệnh. Chính vì thế, cha mẹ hãy chú ý chăm sóc con thật cẩn thận, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng.

Thông thường, bệnh nhân sẽ bình phục, tự khỏi bệnh sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên bạn đừng vì thế mà coi thường việc điều trị. Tốt nhất, khi phát hiện em bé bị tay chân miệng, cha mẹ nên đưa con đi khám. Rất nhiều trường hợp do chủ quan, bỏ qua việc chữa trị nên bé phải chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

2. Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng

Như đã phân tích ở trên, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là nguyên nhân khiến người bình thường bị virus tấn công. Bên cạnh đó, khá nhiều yếu tố cũng góp phần gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng.

Nếu tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, bạn có nguy cơ lây bệnh rất cao

Nếu tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, bạn có nguy cơ lây bệnh rất cao.

Nếu trẻ nhỏ không được vệ sinh thân thể sạch sẽ, virus càng có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để tấn công cơ thể và gây ra những dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy quan tâm tới vấn đề vệ sinh cá nhân cho con trẻ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Đặc biệt, khi trẻ đi chơi tại các khu vực đông người, bạn nên cho con đeo khẩu trang để ngăn ngừa nguy cơ tiếp xúc với người bệnh. Hãy hình thành cho bé thói quen này, đó là cách bảo vệ sức khỏe cho em bé và những người xung quanh cực kỳ hiệu quả mà đơn giản.

Dấu hiệu phát hiện sớm chân tay miệng ở trẻ nhỏ: https:/medlatec.vn/tin-tuc/nhan-biet-cac-dau-hieu-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-som-s75-n18821

3. Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ không nên bỏ qua

Khi sức khỏe của em bé bị tổn thương, người làm cha làm mẹ hẳn không giấu được sự lo lắng. Ai cũng mong muốn trẻ được phát hiện và điều trị sớm, như vậy nguy cơ gặp biến chứng giảm đi đáng kể.

Để sớm phát hiện bệnh, bạn nên nắm được một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là cơ sở để chúng ta biết bé có đang mắc bệnh hay không và tìm phương án điều trị hiệu quả nhất.

3.1. Sốt

Một trong những dấu hiệu bạn không thể bỏ qua đó là bé bị sốt nhẹ, đây là phản ứng của cơ thể khi bất cứ virus nào tấn công vào cơ thể. Cha mẹ hãy theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên, trong trường hợp con sốt cao mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi bé đi tới các cơ sở y tế gần nhất. Nhiều khả năng, bệnh tình bắt đầu trở nặng và cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Sốt là một trong những dấu hiệu bệnh tay chân miệng thường gặp

Sốt là một trong những dấu hiệu bệnh tay chân miệng thường gặp.

3.2. Các vết tổn thương hình thành trên bề mặt da

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh tay chân miệng đó là các vết tổn thương dạng phỏng nước xuất hiện rất nhiều trên bề mặt da. Trong đó, các vị trí thường gặp là lòng bàn tay, lòng bàn chân, bên trong khoang miệng,… Đó là lý do vì sao căn bệnh này được đặt tên là tay chân miệng.

Nếu cha mẹ phát hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng kể trên, hãy chăm sóc con thật cẩn thận, tránh để bé gãi hoặc làm vỡ các nốt mụn. Nếu không, chúng sẽ trở nên viêm nhiễm và việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong khoảng thời gian mắc bệnh, chắc chắn các em bé luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và thường xuyên quấy khóc. Kèm theo đó, con ăn uống kém ngon miệng và sụt cân rõ rệt.

4. Hướng dẫn cách điều trị tại nhà

Đa số trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ, bé chỉ cần được chăm sóc cẩn thận tại nhà là sức khỏe bình phục mau chóng. Vậy chúng ta nên chăm sóc như thế nào để con mau hồi phục?

Nếu tình trạng của bé không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể tự điều trị tại nhà

Nếu tình trạng của bé không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể tự điều trị tại nhà.

Vì các nốt mụn xuất hiện khá nhiều ở khoang miệng, lưỡi nên bé ăn uống kém. Cha mẹ nên thay đổi món ăn, cho con ăn món mềm hoặc lỏng, tăng cường bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước. Tốt nhất, chúng ta không nên ép bé ăn quá nhiều một lúc, chia nhỏ bữa ăn là lựa chọn cực kỳ hợp lý. Như vậy, các dấu hiệu bệnh tay chân miệng dần giảm bớt.

Đặc biệt, bạn không nên cho con ăn các món quá chua, cay, điều này chỉ khiến tình trạng bệnh của con thêm tồi tệ hơn, việc điều trị mất nhiều thời gian hơn.

Dẫu biết các nốt mụn nước trên da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, nhưng bạn vẫn nên dành thời gian vệ sinh cơ thể cho em bé. Hàng ngày, cha mẹ hãy lau rửa cơ thể thật nhẹ nhàng bằng khăn mềm để nốt mụn nước không bị vỡ.

Nếu bé có triệu chứng sốt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và cho con dùng một số loại thuốc hạ sốt để cải thiện tình trạng sức khỏe mau chóng và hiệu quả.

5. Bệnh tay chân miệng có phòng tránh được không?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, nếu như chúng ta có ý thức chủ động bảo vệ sức khỏe, chắc chắn tỷ lệ bệnh nhân giảm xuống rõ rệt. Điều quan trọng nhất đó là bạn luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân cho con và dạy con cách vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân là chìa khóa ngăn ngừa sự tấn công của virus gây bệnh

Giữ gìn vệ sinh cá nhân là chìa khóa ngăn ngừa sự tấn công của virus gây bệnh.

Bên cạnh đó, mọi đồ đạc trong nhà cần được lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp để loại bỏ môi trường sống của virus gây bệnh. Chỉ với những việc làm nhỏ như vậy, cha mẹ đã góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cho trẻ. Nếu cả cộng đồng đều có ý thức tốt, chúng ta có thể kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn không để bùng phát dịch.

Hy vọng rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh truyền nhiễm này. Việc hiểu các dấu hiệu bệnh tay chân miệng là cực kỳ cần thiết, ba mẹ hãy theo dõi những biểu hiện lạ của trẻ và cho con đi khám càng sớm càng tốt. Như vậy, chúng ta phần nào kiểm soát được sự lây lan của bệnh.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ