Tin tức
Mù màu là bệnh gì, nguyên nhân và cách chẩn đoán
- 09/12/2022 | Mù màu có chữa khỏi được không?
- 01/03/2024 | Bệnh mù màu: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa
- 01/09/2023 | Người mù màu nhìn thấy gì và cách đem lại màu sắc cho cuộc sống của họ
1. Dấu hiệu
nhận biết bệnh mù màu
Mù màu không phải là tình trạng không thể nhìn thấy màu sắc mà là vẫn thấy nhưng khó phân biệt. Số hiếm người không thể nhận biết được bất kỳ một màu nào. Bệnh không nguy hiểm, có khả năng di truyền và nam giới gặp nhiều hơn nữ.
So với nữ, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn
Bệnh có thể được nhận biết với một số triệu chứng khác nhau tùy vào mức độ. Nếu ở mức độ nhẹ, người mắc có thể không biết được là mình mắc bệnh, cụ thể là:
● Người bệnh vẫn có thể nhận ra, phân biệt một số màu nhưng với những màu khác thì vẫn nhìn thấy. Mức độ nhẹ, người bệnh có thể khó khăn khi phân biệt các màu như xanh lá với đỏ, xanh dương với vàng. Nặng hơn, có thể không nhận ra được các màu sắc.
● Nặng hơn nữa, người bệnh có thể không phân biệt được bất kỳ màu nào mà chỉ nhìn thấy dạng như màu xám.
● Xuất hiện cảm giác đau mắt, đau đầu mỗi khi nhìn vào màu sắc.
● Khi vẽ hoặc mua quần áo, có thể lựa chọn sai màu, gọi tên sai màu.
2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh
Trong võng mạc mắt của con người vốn tồn tại hai loại tế bào là tế bào hình que với tác dụng phát hiện ánh sáng, bóng tối và hình nón để phát hiện màu sắc. Chúng tập trung tại khu vực gần trung tâm của võng mạc.
Sự tiếp nhận, phân biệt màu sắc do các tế bào hình nón thực hiện. Tế bào hình nón gồm 3 loại nhìn thấy màu sắc là lục, lam và đỏ. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà một, một vài tế bào hình nón không có, không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường sẽ gây nên tình trạng mù màu. Tình trạng này nghiêm trọng nhất ở các đối tượng mà cả ba tế bào hình nón đều thiếu.
Những nguyên nhân cụ thể được chỉ ra gồm:
Di truyền
Bệnh có liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính, trong đó, người mắc đột nhiên có đột biến hoặc thiếu gen trên nhiễm sắc thể X. Điều này khiến tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt bị rối loạn.
Do liên quan tới nhiễm sắc thể nên bệnh có tính di truyền
Biến chứng của một số bệnh
Đối với một số người đang mắc các bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, parkinson, thoái hóa điểm vàng hoặc tiểu đường,... thị giác có thể bị ảnh hưởng, không phân biệt được các loại màu sắc.
Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON)
Dù triệu chứng không rõ ràng song những người bị bệnh này thường khó có thể phân biệt được các màu xanh lá cây, đỏ.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc uống một số loại thuốc có thể dẫn tới việc khó nhận biết màu sắc, chẳng hạn như thuốc chống động kinh tiagabine, thuốc điều trị rối loạn thần kinh, cao huyết áp, tim,... có thể khiến người uống giảm khả năng nhìn màu sắc tạm thời.
Tuổi tác
Khi tuổi cao, thị lực suy giảm, khả năng phân biệt màu sắc vì thế cũng giảm theo.
Bên cạnh đó, dưới tác động của một số hóa chất độc hại, chẳng hạn như styrên trong nhựa cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
3. Bệnh có thể bao gồm những loại nào?
Bệnh gồm ba dạng chủ yếu: mù màu đơn sắc, mù màu xanh - vàng, mù màu đỏ - xanh lá cây. Cụ thể là:
- Mù màu đỏ - xanh lá cây: phổ biến nhất, biểu hiện ở việc người mắc khó có thể phân biệt được các màu đỏ, xanh lá cây, với 4 loại biểu hiện;
● Deuteranomaly: Do bất thường ở sắc tố hình nón màu xanh lục. Điều này dẫn tới việc khi nhìn màu vàng hoặc xanh lá cây lại thành màu đỏ, khó nhận biết được các màu xanh lam, tím.
● Protanomaly: Do bất thường của tế bào nón sắc tố đỏ, dẫn tưới khi nhìn các màu đỏ, vàng, cam sẽ thành những màu tối hoặc xanh lục.
● Protanopia: Do tế bào nón sắc tố đỏ ngừng hoạt động, dẫn tới nhìn màu đỏ thành màu đen.
● Deuteranopia: Do tế bào nón xanh lá cây ngừng hoạt động mà người bệnh khi nhìn màu đỏ lại thấy giống vàng nâu, nhìn xanh lục lại thành vàng đậm.
- Mù các màu xanh, vàng: trường hợp này chiếm số lượng ít hơn, theo đó, người bệnh sẽ nhầm lẫn giữa xanh dương với xanh lá cây, vàng với đỏ. Thường có hai trường hợp:
● Tritanomaly: do hạn chế của sắc tố nón màu xanh mà khi nhìn xanh làm thành xanh lá cây, khó có thể phân biệt đỏ với vàng.
● Tritanopia: do sắc tố xanh lam thiếu mà khi nhìn màu này lại thành xanh lá cây và nhìn hống thành tím hoặc nâu nhạt.
- Mù màu đơn sắc: là trường hợp nặng hơn, khi không thể nhìn thấy màu
● Do tế bào hình que bất thường: trường hợp này ít và người bệnh chỉ có thể nhìn thấy được ba dạng màu: xám, đen và trắng. Khi đi tiếp xúc với nhiều ánh sáng sẽ thấy khó chịu.
● Do tế bào hình nón: xảy ra nếu hai trong số 3 sắc tố của tế bào hình nón không hoạt động nên khó khăn trong việc phân biệt các màu.
4. Bệnh được chẩn đoán, điều trị như thế nào
Việc kiểm tra để xác định bệnh qua hai phương pháp gồm:
Định tính
Được thực hiện bằng cách bệnh nhân nhìn vào một bảng và nói lên con số mình thấy. Từ đó, bác sĩ sẽ kết luận bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Đối với trẻ chưa biết đọc, có thể sử dụng loại bảng đặc biệt.
Phương pháp này chỉ được thực hiện trong điều kiện ánh sáng tốt, lần lượt từng mắt và thời gian để nhìn vào bảng khoảng 3 tới 5 giây.
Định lượng
Có thể sử dụng phương pháp Farnsworth-Munsell 100 với việc sử dụng 4 khay chứa nhiều đĩa nhỏ, đa dạng về màu sắc. Sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu sắp xếp các đĩa màu theo quy luật màu sắc tăng dần.
Việc điều trị bệnh có thực hiện được hay không tùy thuộc vào nguyên nhân. Theo đó, nếu là do bẩm sinh thì không điều trị được. Nếu là nguyên nhân biến chứng của bệnh hoặc tác dụng phụ của thuốc, có thể chữa trị.
Người bệnh có thể sử dụng kính lọc màu sắc để tăng khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Ngoài ra, có thể luyện tập bằng cách nhận biết các màu theo thứ tự đèn giao thông hoặc sắp xếp, đánh dấu quần áo có cùng màu.
Kính điều chỉnh có thể hỗ trợ cho người bệnh
Có thể nói, những bất tiện mà bệnh gây ra cho đời sống là rất lớn, chính vì vậy, bạn cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ và nếu thấy bất thường về thị giác thì cần tới gặp bác sĩ để khám ngay.
Hiện nay, chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ tin cậy bạn nên lựa chọn để chăm sóc sức khỏe đôi mắt của mình. Bạn hãy gọi tới số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết cách thức đặt lịch khám tại đây nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!