Tin tức
Nấm âm đạo - căn bệnh khiến chị em phụ nữ phải đau đầu
- 22/09/2020 | Giải đáp thắc mắc xuất tinh ngoài âm đạo có mang thai không?
- 09/06/2020 | Những thông tin hữu ích về xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo
- 31/10/2020 | Nấm âm đạo: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị
- 22/04/2020 | Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
- 31/10/2020 | Các bệnh viêm nhiễm âm đạo phổ biến phụ nữ thường mắc phải
1. Thế nào là bệnh nấm âm đạo?
Nếu bộ phận sinh dục ở nữ xảy ra tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, tiết ra dịch trắng dạng vón cục kèm theo mùi hôi khó chịu thì được xem là nhiễm nấm âm đạo. Căn bệnh này được xác định do nhiều tác nhân gây ra, thế nhưng thủ phạm chủ yếu lại là nấm Candida Albicans gây nên.
Nấm âm đạo sẽ không thể tồn tại và sinh trưởng trong điều kiện môi trường sinh dục ổn định. Do đó, khi nồng độ pH tại cơ quan sinh dục không cân bằng, lớp màng bảo vệ bị hư hại sẽ giúp cho loại nấm này cư trú và phát triển.
Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa xuất hiện nhiều ở nữ giới
Đây không phải là căn bệnh phụ khoa hiếm có đồng thời việc điều trị cũng không quá phức tạp thế nhưng lại rất dễ tái phát sau khi điều trị. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ sinh dục mà còn tác động đến cuộc sống thường ngày, nhất là trạng thái tâm lý của bệnh nhân.
Nếu như chủ quan không điều trị sớm, bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nguy hại như suy giảm chức năng miễn dịch, nhiễm khuẩn đường máu và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản.
2. Dấu hiệu mắc bệnh
Bên cạnh khu vực âm đạo, nấm Candida còn có mặt tại nhiều khu vực khác trên cơ thể như miệng, móng tay,… Tùy theo tình trạng bệnh ở mỗi người mà các triệu chứng sẽ xuất hiện không giống nhau, tuy nhiên một số dấu hiệu chung thường gặp đó là:
-
Có nhiều khí hư với mùi khó chịu và dịch tiết ra dạng vón cục có màu trắng.
-
Cơ quan sinh dục thường xuyên ngứa ngáy, thậm chí một vài bệnh nhân còn mô tả cảm giác bỏng rát và đau khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.
Ngứa ngáy, bỏng rát và đau là biểu hiện cảnh báo tình trạng mắc bệnh
-
Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị sưng tấy cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến môi lớn, môi bé âm đạo thậm chí là lan ra tận bẹn và đùi.
Đây là một số biểu hiện đặc trưng của bệnh. Thế nên ngay khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu kể trên phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa chẩn đoán bệnh ngay lập tức.
3. Vì sao chúng ta lại nhiễm nấm âm đạo?
Có khá nhiều tác nhân gây ra nấm âm đạo ở nữ giới, thế nhưng dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu:
-
Không giữ vệ sinh hoặc vệ sinh sai cách cơ quan sinh dục dẫn đến mất cân bằng độ pH tạo điều cho nấm sinh trưởng và phát triển.
-
Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai, cho con bú hoặc giai đoạn mãn kinh, uống thuốc ngừa thai,…
Sự thay đổi hormone ở nữ giới là nguyên nhân gây ra nấm âm đạo
-
Thói quen thụt rửa và dùng thuốc xịt âm đạo: thói quen này rất có hại cho hệ sinh dục của nữ giới.
-
Sử dụng đồ lót không phù hợp, bó sát gây bí da, thiếu thông thoáng, không thấm hút mồ hôi hoặc không đổi quần lót định kỳ và vệ sinh sai cách.
-
Sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo chất liệu cũng dễ khiến bạn mắc bệnh.
-
Sinh hoạt tình dục không thực hiện biện pháp an toàn.
-
Dùng kháng sinh trong khoảng thời gian dài có thể tạo điều kiện cho nấm xâm nhập cơ thể.
-
Nữ giới mang thai trong khi cơ thể mắc bệnh đái tháo đường cũng có khả năng mắc bệnh.
-
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ ăn uống không đảm bảo dưỡng chất cần thiết, khả năng miễn dịch yếu kém, thiếu ngủ,…
4. Điều trị nấm âm đạo bằng cách nào?
Việc điều trị bệnh sẽ không quá phức tạp nếu như bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Kem bôi kháng nấm được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân mức độ nhẹ
Thông thường, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm trong khoảng thời gian từ 1 đến 7 ngày tùy thuộc vào mức độ viêm. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ kê thêm một vài loại thuốc uống kèm. Đối với phụ nữ mang thai thì khi áp dụng biện pháp bôi kem chống nấm hay thuốc đều phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
-
Ngoài kháng sinh chống nấm, bác sĩ kết hợp với thuốc đặt âm đạo điều trị viêm tại chỗ trong 7 - 10 ngày. Nước rửa vệ sinh đặc hiệu.
-
Đối với nấm âm đạo tái phát nhiều lần, bệnh nhân sẽ được chỉ định kháng sinh chống nấm trong thời gian dài.
5. Phòng tránh bệnh nấm ở âm đạo
Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nấm xuất hiện ở âm đạo với một số lời khuyên dưới đây:
-
Sử dụng quần lót chất liệu cotton, thoải mái, không nên mặc quần bó sát.
Việc lựa chọn quần lót ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ quan sinh dục
-
Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo: việc thụt rửa sẽ vô tình tác động xấu đến các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan sinh dục của bạn trước tình trạng xâm nhập của nấm.
-
Chỉ nên sử dụng sản phẩm vệ sinh an toàn, dịu nhẹ cho vùng da nhạy cảm như xà bông, băng vệ sinh hoặc tampon.
-
Hạn chế tắm nước quá nóng.
-
Hạn chế tối đa việc dùng thuốc kháng sinh, nhất là các bệnh thông thường như cảm lạnh, nhiễm vi rút.
-
Tránh mặc quần áo ướt, bó sát trong thời gian dài.
Nấm âm đạo hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và thực hiện đúng liệu trình của bác sĩ. Bệnh phụ khoa ở nữ gây ra rất nhiều tác hại khôn lường thế nên chủ động phòng tránh bệnh là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!