Tin tức
Nấm họng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Bài viết lặp 38%, CTV sửa bài
Bài viết sau sửa vẫn lặp 35%, CTV sửa bài
nấm họng
Nấm họng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Nấm họng là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến thường do nấm Candida albicans gây ra. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh nấm họng.
1. Nguyên nhân gây nấm họng
1.1. Nhiễm nấm Candida Albicans
Tác nhân gây nấm họng là Candida albicans. Đây là một loại nấm thường xuất hiện trong cơ thể người nhưng chỉ khi sự cân bằng vi sinh vật bị phá vỡ thì chúng mới phát triển mạnh mẽ và gây nhiễm trùng.
Nấm Candida Albicans gây nên bệnh nấm họng
1.2. Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ miễn dịch yếu là yếu tố nguy cơ dẫn đến nấm họng. Các nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và đồng thời tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Bệnh lý mãn tính như tiểu đường, HIV/AIDS.
- Hóa trị và xạ trị làm yếu hệ miễn dịch.
1.3. Thói quen sinh hoạt
- Không chải răng đúng cách hoặc không sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn.
- Chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Hút thuốc lá làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển.
2. Triệu chứng nhận diện bệnh nấm họng
2.1. Triệu chứng tại chỗ
- Đau rát, nóng trong cổ họng. Đau tăng khi nuốt nuốt thức ăn, nước uống hoặc thậm chí là nước bọt. Điều này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và giao tiếp.
- Nuốt đau, có thể kéo dài từ vùng miệng xuống đến thực quản.
- Cảm giác vướng như có vật gì đó vướng ở cổ họng, gây khó chịu và kích thích cơn ho.
- Xuất hiện lớp màng có màu trắng hoặc vàng dính vào niêm mạc họng, vòm họng, lưỡi, mặt trong má hoặc thực quản.
- Bề mặt lưỡi phủ màng trắng có thể không đều, gây cảm giác sần sùi khi chạm vào hoặc khi nhìn vào gương.
- Hạch bạch huyết ở vùng cổ có thể sưng lên và gây đau.
- Có mùi hôi trong hơi thở.
Hình ảnh cho thấy các triệu chứng của bệnh nấm họng
2.2. Triệu chứng toàn thân
- Sốt nhẹ đến cao tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Đây là kết quả của việc cơ thể đang chống lại vi nấm.
- Ớn lạnh và sốt gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh.
- Mệt mỏi toàn thân và kiệt sức do cơ thể đang dồn năng lượng để chống lại nhiễm trùng.
- Giảm khả năng tập trung do mệt mỏi quá sức.
2.3. Triệu chứng khác
- Ho khan, ho không có đờm. Cơn ho thường do kích thích từ niêm mạc họng bị viêm.
- Ho có thể kèm theo đờm, thường xuất hiện khi nhiễm trùng lan xuống đường hô hấp dưới.
- Khó thở do viêm nhiễm và sưng niêm mạc họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.
- Thở khò khè, dễ bị nhất là khi nằm xuống hoặc hoạt động thể chất.
- Giọng nói thay đổi theo chiều hướng khàn hoặc yếu do viêm nhiễm ảnh hưởng đến dây thanh quản.
- Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể mất giọng tạm thời do sưng viêm và kích thích ở họng.
3. Phương pháp điều trị nấm họng
Nấm họng do nấm Candida gây ra nên việc điều trị nhằm mục đích tiêu diệt vi nấm để đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng không tốt đến sức khỏe của người bệnh.
3.1. Điều trị bằng thuốc
- Thuốc kháng nấm
+ Fluconazole:
Thuốc được bào chế dạng uống hoặc tiêm. Thông thường, thuốc được dùng với liều 200mg trong lần đầu tiên, 2 tuần sau đó dùng với liều 100mg/ngày hoặc dùng đến khi hết triệu chứng.
Thuốc Fluconazole ngăn chặn enzyme tổng hợp màng tế bào nấm. Vì thế, quá trình điều trị bằng thuốc Fluconazole sẽ làm ức chế sự phát triển của nấm Candida.
+ Nystatin
Thuốc này thường được bào chế ở dạng viên ngậm hoặc nước súc miệng. Người bệnh cần dùng thuốc với liều 4 - 5 lần/ngày, tối thiểu 7 - 14 ngày. Quá trình sử dụng thuốc giúp tạo ra liên kết với sterol trong màng tế bào nấm, làm tăng tính thấm của màng và dẫn đến cái chết của tế bào nấm.
+ Itraconazole
Đây là thuốc uống được dùng trong 7 - 14 ngày với với liều lượng 200mg/ngày. Thuốc có thể ức chế enzyme cytochrome P450 14α-demethylase, làm gián đoạn quá trình tổng hợp ergosterol và gây tổn hại màng tế bào nấm.
- Thuốc giảm đau
+ Paracetamol: giảm đau, hạ sốt, dùng với liều 500 - 1000 mg đảm bảo khoảng cách 4 - 6 giờ giữa mỗi lần dùng thuốc và không quá 4000 mg/ ngày.
+ Ibuprofen: giảm đau, hạ sống, chống viêm, dùng với liều 200 - 400 mg, khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc là 4 - 6 giờ, không quá 3200 mg/ ngày.
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị nấm họng hiệu quả
3.2. Hỗ trợ điều trị tại nhà
Một
số biện pháp điều trị nấm họng sau có thể áp dụng tại nhà kết hợp với điều trị
bằng thuốc:
- Súc miệng bằng nước muối giúp làm sạch vi nấm, giảm viêm và đau họng. Hãy pha
1/2 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây
rồi nhổ ra.
- Uống 2 lít nước/ ngày để duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng, giúp làm loãng đờm và giảm kích thích ở họng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể tập trung năng lượng để chống lại nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.
- Tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi.
- Dùng mật ong chanh với tỷ lệ 1 - 2 thìa cà phê mật ong và vài giọt chanh vào nước ấm, uống 2 - 3 lần mỗi ngày. Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp làm dịu cổ họng, trong khi chanh cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch để đẩy lùi nấm họng.
- Dùng máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm trong không khí, giảm khô họng và kích thích ho.
Việc nhận biết các triệu chứng của nấm họng là rất cần thiết để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ mắc nấm họng, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán bệnh nấm họng, vui lòng đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!