Tin tức
Natri Clorid là thuốc gì? Tác dụng và cách dùng ra sao?
- 28/04/2022 | Sử dụng muối kiềm Nabifar để làm gì?
- 05/09/2022 | Hướng dẫn cách thải độc đại tràng bằng nước muối đơn giản và hiệu quả
- 12/04/2022 | Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật
1. Công dụng của Natri Clorid
NaCl nồng độ 0,9% hay nước muối sinh lý được dùng trong việc ngăn ngừa nguy cơ mất muối do đổ quá nhiều mồ hôi, sau phẫu thuật, mất muối do tiêu chảy hay các nguyên nhân khác.
Đối với dung dịch NaCl đẳng trương 0,9% truyền tĩnh mạch, bác sĩ thường sử dụng loại này để bù dịch, bù điện giải và những trường hợp giảm natri nhẹ do mất dịch. NaCl cũng là dung dịch được ứng dụng trong quy trình thẩm tách máu, dùng vào thời điểm khi bắt đầu và sau khi kết thúc truyền máu. Bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật cũng sẽ được rửa sạch ruột bằng dung dịch NaCl 0,9%. Dạng NaCl tiêm truyền tĩnh mạch chỉ được dùng dưới sự giám sát y tế của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua về để điều trị tại nhà vì sẽ rất nguy hiểm.
NaCl 0,9% còn được sản xuất theo dạng thuốc nhỏ mắt có thể tìm thấy dễ dàng tại các nhà thuốc. Công dụng chính của loại thuốc nhỏ này dùng để rửa mũi, rửa mắt, nhỏ tai, hỗ trợ trong điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hay viêm mũi dị ứng. Ngoài ra còn có chai NaCl 0,9% 500ml thường được dùng để rửa vết thương và súc miệng sát khuẩn.
Natri Clorid 0,9% dạng thuốc nhỏ mắt
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, NaCl sẽ được bào chế theo các tiêu chuẩn khác nhau tuân theo hướng dẫn trong Dược Điển Việt Nam IV.
Còn có một dạng dung dịch NaCl khác là dung dịch muối ưu trương > 0,9% được ứng dụng trong việc điều trị những bệnh lý nghiêm trọng hơn như giảm natri máu cấp tính, tăng áp lực nội sọ, phụ gia trong dịch truyền dinh dưỡng tĩnh mạch và dinh dưỡng đường tiêu hóa.
2. Dạng bào chế và liều dùng Natri clorid
2.1. Các dạng bào chế của NaCl
Hoạt chất Natri clorid được điều chế theo các dạng thức dưới đây:
-
Dạng dung dịch 0,9% (chai 90ml, 240ml và 500ml);
-
Thuốc nhỏ mũi 0,9% (dung tích 10ml);
-
Thuốc nhỏ mắt 0,9% (dung tích 10ml);
-
Thuốc lỏng 355ml;
-
Dạng gel trọng lượng 14,1g;
-
Thuốc mỡ tra mắt 5% (3,5g).
2.2. Liều dùng NaCl dành cho trẻ nhỏ
-
Đối với dạng dung dịch ưu trương > 0,9% dùng theo đường truyền tĩnh mạch để điều trị tăng áp lực nội sọ vì chấn thương não hoặc chứng giảm natri máu cấp tính:
-
Liều truyền duy trì: 3 - 4 mEq/kg/ngày;
-
Liều tối đa: 100 – 150 mEq/ngày.
-
Trong trường hợp dùng NaCl ưu trương để điều trị tăng áp lực nội sọ thể mạn tính thì chỉ định truyền tĩnh mạch trung tâm với khoảng 30 - 60ml dung dịch trong 2 - 20 phút, có thể lâu hơn;
-
Đối với dung dịch truyền tĩnh mạch NaCl 0,9% giúp phục hồi dịch lỏng ban đầu trong điều trị nhiễm trùng: liều lượng cần dùng tối thiểu 30ml/kg;
-
Đối với loại naCl dùng để vệ sinh mắt mũi: nhỏ khoảng 1 - 3 giọt/lần, dùng 1 - 3 lần/ngày.
NaCl 0,9% dạng dung dịch
Việc dùng quá liều dạng nhỏ mắt mũi đa phần sẽ không gây ra nguy hiểm gì, tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng thuốc đúng liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa và nhà sản xuất.
Bởi vì việc truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl thường được tiến hành tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế dưới sự giám sát của bác sĩ và nhân viên y tế, vì vậy rất hiếm trường hợp bị truyền quá liều NaCl. Trong trường hợp điều này xảy ra, bệnh nhân và người nhà hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
3. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng NaCl
Trong trường hợp người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng NaCl như dưới đây thì hãy thông báo ngay với bác sĩ:
-
Đau khớp, có thể kèm theo biểu hiện sưng và cứng khớp;
-
Tim đập nhanh, đau thắt ngực;
-
Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy;
-
Gặp vấn đề về hô hấp hoặc khi nuốt thức ăn nước uống;
-
Thở hụt hơi;
-
Ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn đỏ ngoài da;
-
Tăng tiết mồ hôi, giảm tiết nước bọt, luôn cảm thấy khát, khô mắt;
-
Buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu;
-
Bồn chồn, hoang mang, dễ tức giận;
-
Sưng môi, mí mắt, mặt, bàn chân hoặc bàn tay, sưng ở vị trí tiêm truyền;
-
Sốt, co giật, yếu cơ.
Để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nêu trên và đảm bảo an toàn khi sử dụng NaCl, cần hết sức thận trọng khi dùng NaCl trong những trường hợp sau:
-
Bệnh nhân bị phù, thừa natri máu và bị suy tim sung huyết;
-
Người mắc bệnh gan mạn tính, suy thận nặng;
-
Bệnh nhân cao tuổi vừa trải qua phẫu thuật;
-
Người đang điều trị bằng các thuốc corticotropin hoặc corticosteroid;
-
Không dùng NaCl 0,9% để nhỏ mắt khi đang đeo kính áp tròng vì Benzalkonium clorid có trong dung dịch có thể lắng cặn trong kính. Vì vậy hãy nhỏ thuốc trước khi mang kính khoảng 15 phút sau đó mới được dùng kính áp tròng;
-
Không pha thuốc cho trẻ sơ sinh với NaCl chứa thành phần ancol benzylic vì sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ;
-
Chống chỉ định tiêm truyền NaCl cho những bệnh nhân bị ứ dịch và tăng natri máu;
-
Cần thông báo trước với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, đang bị dị ứng với thức ăn hoặc các thuốc khác, hoặc bạn đang sử dụng các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng,... trước khi điều trị bằng NaCl.
NaCl cũng có thể gây ra những tác dụng phụ trong quá trình sử dụng
4. Bảo quản Natri clorid như thế nào?
Dung dịch Natri clorid rất dễ bảo quản, bạn nên để ở nhiệt độ phòng, tránh môi trường nóng ẩm, không đặt ở những nơi có nguồn sáng trực tiếp, vị trí trong ngăn đá hoặc gần nguồn nước. Đối với mỗi đơn vị Natri clorid đóng gói dạng tiêm truyền chỉ nên dùng một lần, không tái sử dụng.
Trong trường hợp Natri clorid 0,9% loại thuốc nhỏ mắt hoặc chai dung tích 500ml nên được bảo quán ở nơi khô thoáng, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Ngay sau khi sử dụng phải đóng nắp lọ ngay. Những chai đã mở chỉ nên dùng trong 15 ngày và để sản phẩm ở xa tầm tay của trẻ.
Hy vọng rằng những thông tin về dung dịch Natri clorid trên đây hữu ích đối với bạn. Hãy nghiên cứu thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng natri clorid hay bất cứ loại thuốc nào bạn nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!