Tin tức
Nên làm gì để giúp đỡ nạn nhân bị rắn cắn?
- 27/03/2023 | Sau khi bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng vaccine dại?
- 31/03/2023 | Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?
- 21/04/2023 | Vết răng rắn cắn: Cách nhận biết và phương pháp sơ cứu tạm thời
1. Cách nhận biết rắn có độc và không độc
Rắn là loài động vật không chân thuộc họ bò sát, chúng là một phần của hệ sinh thái tự nhiên và đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, có một số loài rắn có nọc độc và có thể gây ra nguy hiểm đối với con người.
Nếu may mắn, nạn nhân có thể gặp một số loài rắn không độc nên người bị cắn sẽ không có phản ứng gì, đồng thời cũng không cần lo ngại về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường để phân biệt hai loài rắn thường và rắn độc là rất khó.
Cách đơn giản và dễ dàng hơn chính là xem xét kỹ lưỡng vết cắn trên da, rắn không độc thường có vết cắn đầu tròn. Do không có răng nanh, nên nó có hình dạng vòng cung đặc trưng.
Trong khi đó, các loài rắn có độc lại gây ra những tác động nguy hiểm và thường dẫn đến các phản ứng ngay lập tức hoặc trong vài giờ sau khi bị cắn. Những triệu chứng thường gặp bao gồm miệng bị cứng lại, mắt mờ, đờm nhớt ứ đọng và thậm chí nôn ra máu. Vết thương từ cắn của loài rắn độc thường sẽ có hai vết răng nanh cách nhau khoảng 5mm.
Hình minh họa cách nhận biết rắn có độc và không có độc
2. Một số biểu hiện khi bị rắn độc cắn
Vì cơ thể rắn có lượng độc tố cao nên triệu chứng sẽ xuất hiện ngay khi bị cắn vài phút.
-
Dấu hiệu tại vết cắn: Cảm giác đau buốt, sưng phù, vùng da trở nên đỏ, bầm máu, xuất hiện vết hoại tử lan rộng dần.
-
Biểu hiện nghiêm trọng: Khó nói, khó nuốt, khó thở, co giật, vết cắn bị chảy máu không cầm được, xuất huyết toàn thân, yếu liệt cơ, suy hô hấp, suy tim, ngưng tuần hoàn,...
3. Cách xử trí khi bị rắn cắn
Giữ bình tĩnh
Khi bị rắn cắn, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn, hoặc vận động mạnh vì điều này sẽ làm cho nọc độc lan khắp cơ thể một cách nhanh chóng hơn.
Nhanh chóng đến cơ sở y tế
Ngay khi bị rắn cắn, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Bạn không nên tự điều trị hoặc sử dụng các phương pháp truyền thống như đắp lá, rắc vôi,... lên vết cắn. Điều này có thể làm khiến vết thương thêm nghiêm trọng, lỡ khoảng thời gian điều trị khiến nạn nhân tử vong.
Nạn nhân bị rắn cắn có thể ngừng tim chỉ trong vài phút đến vài giờ
Các bước sơ cứu đơn giản
-
Điều chỉnh tư thế để nơi bị cắn nằm thấp hơn tim (nếu được).
-
Tháo bỏ trang sức, nới lỏng quần áo tránh gây chèn ép thêm cho vị trí tổn thương (Vẫn giữ nạn nhân hạn chế cử động nhất có thể).
-
Rửa vết thương bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng với nước sạch.
-
Dùng gạc khô hoặc vải sạch băng kín vết thương, tốt nhất là băng ép bất động chi bị cắn, nhưng không ép chặt quá mức (không áp dụng nếu bị rắn lục cắn)
-
Giúp bệnh nhân giữ bất động trong quá trình di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Tìm hiểu và xác định loài rắn cắn
Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu và xác định loài rắn cắn để hỗ trợ các bác sĩ chọn huyết thanh kháng độc rắn phù hợp một cách nhanh hơn. Không bắt buộc phải mang con rắn đã cắn bạn đến bệnh viện, thay vào đó bạn có thể ghi nhớ hoa văn và hình dáng của con rắn đã cắn bạn.
Một số loại rắn phổ biến ở Việt Nam thường tấn công người:
-
Rắn hổ mang: Ở bạnh cổ có một hình tròn sáng (mắt kính) trên cổ mặt lưng, có vết đen nâu ở giữa. Cổ bụng có cặp vết nhỏ ngang. Lưng thay đổi màu sắc từ nâu sẫm đến nâu xám, nhiều cá thể mặt lưng đồng màu.
-
Rắn lục: Toàn thân rắn lục có màu xanh lá, đuổi có thể có vệt nâu đỏ (rắn lục đuôi đỏ là loại cực độc trong số các loại rắn lục).
-
Rắn cạp nong/cạp nia: Rắn cạp nong có đầu to, ngắn, mắt tròn và đuôi ngắn. Vảy ở sống lưng có hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên.
-
Rắn biển: Rắn biển có cấu trúc thân dẹt chiều ngang như lươn, không có mang, thở bằng việc trồi lên mặt nước và thường có nọc độc mạnh.
-
Chàm quạp: Rắn này nhỏ, dài khoảng 100cm, màu lá khô hoặc hơi hồng, vàng hoặc nâu. Trên lưng có hoa văn hình cánh bướm đen và vàng. Đầu to và thon nhọn về phía trước.
Một số loài rắn thường gặp ở Việt Nam
4. Có nên dùng miệng hút độc khi bị rắn cắn?
Trong nhiều bộ phim, chúng ta thường thấy cảnh nhân vật bị rắn cắn và được sơ cứu bằng cách hút nọc độc ra bằng miệng. Tuy nhiên, hành động này không hiệu quả và có thể gây tổn thương cho các mô xung quanh vết cắn, khiến nọc độc xâm nhập nhanh hơn vào máu.
Nọc độc một khi xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắn sẽ lan rộng vào mao mạch vô cùng nhanh chóng. Vì vậy hút nọc độc bằng miệng chỉ làm chậm thời gian điều trị. Bên cạnh đó, việc làm này còn gây nguy hiểm cho người làm sơ cứu.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số việc không nên làm khi giúp đỡ nạn nhân bị rắn độc cắn như sau:
-
Chườm đá
-
Chích, rạch, chọc vết cắn
-
Dùng các loại thuốc dân gian, mẹo vặt
-
Cố gắng bắt giết rắn: Bạn nên tranh thủ thời gian cứu giúp nạn nhân hơn là cố tìm ra con rắn. Nhưng rắn đã chết, hãy mang theo nó đến bệnh viện.
Nạn nhân hoàn toàn có thể cứu chữa nếu được xử trí và dùng huyết thanh kháng độc kịp thời
Trên thực tế tỷ lệ tử vong do rắn cắn chỉ khoảng 0,5 - 1% do hiện nay ngành dược phẩm đã nghiên cứu và phổ biến nhiều loại huyết thanh kháng độc có hiệu quả cao. Nếu vô tình bạn hay những người thân yêu bị rắn tấn công, hãy tranh thủ trong thời gian nhanh nhất đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.
Với những thắc mắc liên quan về vấn đề chăm sóc sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, hãy liên lạc với MEDLATEC qua số 1900 56 56 56, bạn sẽ được nhân viên tư vấn hỗ trợ chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!