Tin tức
Ngoáy mũi nhiều có bị to mũi không? Nên vệ sinh mũi bằng cách nào để đảm bảo an toàn?
- 22/01/2025 | Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được và những lưu ý để mũi phục hồi nhanh
- 03/02/2025 | Tại sao sổ mũi hoài không hết và top 7 nguyên nhân phổ biến
- 05/02/2025 | Tháo sụn mũi: Lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải
1. Liệu ngoáy mũi nhiều có bị to mũi không?
1.1. Vì sao ngoáy mũi trở thành thói quen?
Ngoáy mũi là hành động hầu như ai cũng sẽ đôi lần thực hiện, thậm chí có không ít người, ngoáy mũi đã trở thành thói quen. Cảm giác ngứa ngáy trong mũi, khó chịu do bụi bẩn hoặc chất nhầy là những yếu tố thúc đẩy hành động đưa tay vào mũi để giải quyết vấn đề này. Có những người, hành động ngoáy mũi trở thành thói quen vô thức, được thực hiện khi rảnh rỗi, cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu.
Ngoáy mũi là hành động được nhiều người làm trong vô thức, lâu dần hình thành thói quen khó bỏ
1.2. Ngoáy mũi nhiều có làm thay đổi hình dáng mũi không?
Khi ngoáy mũi thành thói quen, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu ngoáy mũi nhiều có bị mũi to không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên hãy tìm hiểu về cấu trúc mũi.
Mũi gồm các phần chính là xương mũi, sụn mũi và các mô mềm. Việc ngoáy mũi không trực tiếp làm thay đổi kích thước của các bộ phận này. Tuy nhiên, nếu việc ngoáy mũi quá mạnh, có thể gây tổn thương sụn mũi, làm cho mũi bị biến dạng hoặc có thể gây sẹo xấu.
Ngoáy mũi thường xuyên có thể làm mũi sưng tạm thời do tổn thương niêm mạc hoặc kích ứng các mô xung quanh. Tình trạng này thường không kéo dài và khi thói quen này không được thực hiện nữa, mũi sẽ dần trở lại bình thường.
Ngoài ra, thói quen ngoáy mũi nếu không được kiểm soát hoặc thực hiện không đúng cách có thể gây ra nhiều tác động xấu lên mũi như:
- Tác động đến da và mô mềm quanh mũi
Khi ngoáy mũi quá nhiều hoặc quá mạnh có thể tác động đến mô mềm của tiền đình mũi. Hành động này gây sưng tấy, kích ứng, khiến mũi có vẻ to hơn nhưng chỉ có tính chất tạm thời, không kéo dài.
- Viêm nhiễm
Ngoáy mũi khi tay không được vệ sinh sạch sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong mũi và gây viêm, khiến mũi bị sưng, tạo thành các nhọt và áp xe tiền đình mũi, biến chứng áp xe cánh mũi, hoại tử sụn,...
- Chảy máu mũi
Ngoáy mũi mạnh tay làm tổn thương niêm mạc mũi sẽ gây chấn thương vùng điểm mạch Kisselbach tại vách ngăn mũi, gây chảy máu khó cầm.
Ngoáy mũi không đúng cách làm chảy máu mũi
1.3. Các yếu tố khác làm thay đổi hình dáng mũi
Người có thói quen đưa tay vào mũi không phải lo lắng về việc ngoáy mũi nhiều có bị to mũi không vì đây không phải là yếu tố quyết định hình dáng mũi. Sự thay đổi hình dáng mũi thường phụ thuộc vào các yếu tố:
- Gen di truyền: Nếu trong gia đình có người có mũi to hoặc có đặc điểm bất thường ở mũi thì thế hệ sau có thể sẽ thừa hưởng hình dáng mũi tương tự.
- Sự phát triển của cơ thể: Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, mũi sẽ thay đổi hình dáng, nhất là giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, sự thay đổi này là quá trình phát triển tự nhiên, không liên quan đến thói quen ngoáy mũi.
- Lão hóa: Khi cơ thể già đi, da và các mô mềm bị lão hóa, mũi sẽ bị chảy xệ hoặc thay đổi hình dạng. Sự thay đổi này cũng không phải là kết quả của hành động ngoáy mũi.
2. Các biện pháp vệ sinh mũi thay thế cho thói quen ngoáy mũi
Nếu bạn lo ngại về vấn đề ngoáy mũi nhiều có bị to mũi không, hãy cố gắng từ bỏ thói quen này để thay thế bằng những biện pháp vệ sinh mũi khoa học như:
Xịt rửa mũi đúng cách giúp làm sạch mũi an toàn
2.1. Vệ sinh mũi bằng nước muối
Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cũng là cách làm sạch mũi an toàn. Bạn có thể tìm mua các loại dung dịch rửa mũi tại các hiệu thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
2.3. Dùng khăn giấy sạch để lau mũi
Nếu mũi bạn có dấu hiệu nghẹt mũi hoặc mũi có nhiều dịch nhầy, thay vì ngoáy mũi, hãy dùng khăn ướt để lau sạch mũi. Điều này giúp làm sạch mà không khiến niêm mạc mũi bị tổn thương.
3. Cách bảo vệ mũi tránh khỏi tổn thương bên ngoài
Muốn mũi không gặp phải các tổn thương do tác động bên ngoài, bạn cần chú ý:
- Trước khi chạm tay vào mũi, hãy rửa sạch tay bằng nước và xà phòng diệt khuẩn để không cho vi khuẩn xâm nhập vào trong mũi.
- Không dùng vật dụng sắc nhọn như dao cạo, nhíp, tăm bông cứng,... đưa vào bên trong mũi vì chúng dễ khiến mũi bị tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Nếu bị nghẹt mũi hay có vấn đề nào bất thường tại mũi, hãy sớm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Do lo lắng về thói quen ngoáy mũi nên một số người sẽ có tâm lý tự kỷ ám thị, nên cảm thấy mũi to hơn thực tế. Tuy nhiên, bản chất hành động này không làm mũi to hơn. Thay vì lo lắng ngoáy mũi nhiều có bị to mũi không, bạn hãy chú ý đến hệ lụy khi hành động này diễn ra quá thường xuyên hoặc sai cách. Để bảo vệ mũi, bạn hãy cố gắng tạo cho mình thói quen vệ sinh mũi an toàn.
Trường hợp có vấn đề bất thường tại mũi, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn cách khắc phục an toàn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
![bác sĩ lựa chọn dịch vụ](/media/35762/file/image_2024-10-25_15-20-17.png)