Tin tức
Người bị tai biến sống được bao lâu - Bạn biết chưa?
- 01/05/2024 | Tại sao bị đột quỵ, triệu chứng và cách phòng tránh
- 01/03/2024 | Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
- 31/12/2023 | Tai biến là gì và thuốc trị tai biến hiệu quả
1. Tìm hiểu thông tin về tai biến
Tai biến hay tai biến mạch máu não, đột quỵ đều là những thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng vỡ mạch máu trong não gây xuất huyết hoặc mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu lên não. Trong đó, tình trạng thiếu máu lên não chiếm khoảng 80% các trường hợp bị tai biến.
- Thiếu máu não: Dẫn đến tình trạng tế bào thần kinh trong não bị hoại tử. Sau khi bị thiếu máu não khoảng 3,5-4 giờ thì tế bào thần kinh bị tổn thương không hồi phục dẫn tới tình trạng đột quỵ.
- Xuất huyết não: Máu tràn vào các mô bào trong não gây ra hiện tượng phù, tăng áp lực các mô lân cận, mất máu nuôi ở vùng não sau mạch máu bị vỡ. Tình trạng này diễn biến phức tạp và khó kiểm soát với nguy cơ tử vong cao.
Dù là xuất huyết hay thiếu máu não thì người bệnh đều cần phải được xử lý và cấp cứu kịp thời, đúng cách để tránh nguy hiểm tính mạng cũng như hạn chế biến chứng nghiêm trọng.
Tai biến xảy ra đột ngột với nguy cơ tử vong cao hoặc gây biến chứng nặng nề
2. Người bị tai biến sống được bao lâu?
Người bị tai biến sống được bao lâu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không thể đưa ra một con số cụ thể để trả lời cho thắc mắc này bởi tiên lượng sống của bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh nhân tai biến
Câu trả lời cho thắc mắc người bị tai biến sống được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Mức độ tổn thương: Nếu các mô bào trong não bị tổn thương nghiêm trọng sau đột quỵ thì khả năng phục hồi thấp, tuổi thọ của người bệnh sẽ bị rút ngắn.
- Thời điểm cấp cứu: Nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời trong thời gian 3,5-4 giờ kể từ thời điểm cơn đột quỵ khởi phát thì khả năng được cứu sống và phục hồi cao. Cấp cứu càng sớm, tiên lượng sống càng cao. Sau thời gian trên, các tế bào não có thể sẽ bị hoại tử, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu sống sót thì biến chứng cũng sẽ nghiêm trọng và gần như không thể phục hồi.
- Sức khỏe người bệnh: Thể trạng, sức khỏe và tuổi tác của mỗi người sẽ khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của người đã trải qua tình trạng tai biến mạch máu não. Những người lớn tuổi, thể trạng kém hoặc có bệnh lý nền thì nguy cơ biến chứng cũng như khả năng sống sẽ ngắn hơn người trẻ tuổi có sức khỏe tốt.
- Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị, sơ cứu, cấp cứu đã và đang được áp dụng cũng như chế độ chăm sóc sau đột quỵ là một trong những yếu tố quyết định khả năng phục hồi và tiên lượng sống của bệnh nhân.
- Tinh thần người bệnh: Tâm lý người bệnh sau khi trải qua cơn đột quỵ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ. Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ theo những chỉ định điều trị cũng như hướng dẫn chăm sóc sức khỏe của bác sĩ chuyên khoa để sức khỏe sớm phục hồi, hạn chế nguy cơ tái phát.
- Tỷ lệ tái phát: Bệnh nhân sau khi đã trải qua cơn đột quỵ, nguy cơ tái phát cao. Những trường hợp tái phát nhiều lần thì tuổi thọ của người bệnh cũng sẽ bị rút ngắn.
Thời điểm cấp cứu quyết định tỷ lệ sống sót của người bị tai biến
Làm gì để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân sau tai biến?
Khoảng thời gian 3 tháng sau khi trải qua cơn đột quỵ là giai đoạn người bệnh phục hồi nhanh nhất, một số trường hợp phải mất đến 2 năm. Mặc dù khả năng phục hồi hoàn toàn sau tai biến là rất khó nhưng vẫn có những trường hợp bệnh nhân có thể tái hòa nhập với cuộc sống. Để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh sau đột quỵ cũng như giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở mức tốt nhất có thể thì người nhà cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cần cho người bệnh sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp trị liệu khác theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Đưa người bệnh tái khám định kỳ để theo dõi khả năng phục hồi và thể trạng sau khi bị đột quỵ.
- Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động phù hợp và khoa học cho bệnh nhân.
- Người bệnh cần tránh thức khuya, suy nghĩ tiêu cực, không sử dụng các chất kích thích.
- Với những bệnh nhân bị biến chứng sau tai biến như mất khả năng vận động, liệt,… không tự vệ sinh cá nhân thì cần được người nhà giúp đỡ. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng để tránh tình trạng nhiễm trùng, lở loét,… Đồng thời thường xuyên xoa bóp để giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh hoại tử.
- Thường xuyên động viên tinh thần người bệnh, nói chuyện, an ủi để người bệnh giữ tinh thần lạc quan và đặc biệt không suy nghĩ bản thân là gánh nặng của gia đình.
- Người nhà nên xin thông tin liên lạc của cán bộ y tế hoặc cơ sở y tế phòng trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp.
Người bệnh cần được theo dõi sức khỏe và chăm sóc tích cực sau tai biến
Sau khi hiểu rõ vấn đề người bị tai biến sống được bao lâu, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích đồng thời chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe của chính mình và người thân để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Mặc dù tỷ lệ biến chứng với bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ rất cao nhưng việc tuân thủ theo chỉ định điều trị kết hợp tập phục hồi chức năng, chế độ ăn uống, vận động khoa học và tinh thần lạc quan mạnh mẽ, người bệnh vẫn có cơ hội sống khỏe và lâu dài.
Chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ là một trong những biện pháp giúp bạn theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân. Hiện nay, các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ tầm soát nguy cơ đột quỵ.
MEDLATEC sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo mang đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng.
Chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ tại MEDLATEC để bảo vệ sức khỏe
Để đặt lịch kiểm tra sức khỏe hay tầm soát đột quỵ tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ nhân viên của hệ thống sẽ tiếp nhận và hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!