Tin tức

Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày và những điều cần lưu ý

Ngày 10/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đột quỵ có nguy cơ tử vong cao và đang ngày càng trẻ hóa. Chính vì thế, mọi người cần cập nhật kiến thức về căn bệnh này để biết cách nhận biết sớm cũng như xử trí đúng cách và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày.

1. Nguyên nhân gây đột quỵ

Tình trạng đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não xảy ra do một số nguyên nhân sau:

- Tắc nghẽn mạch máu: Khi xuất hiện cục máu đông trong thành mạch máu não, dòng máu đi qua có nguy cơ bị tắc nghẽn. Thông thường, những cục đông máu này đã ở ngay trong mạch máu nhỏ hoặc ở các vùng khác trên cơ thể và theo dòng máu di chuyển đến não. Đây chính là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ.

- Xuất huyết: Là khi mạch máu trong não bị vỡ ra khiến cho máu tràn vào một số khu vực quanh não và gây đột quỵ. Trong đó, rất nhiều nguyên nhân khiến vỡ mạch máu chẳng hạn như do mạch máu quá yếu, phình mạch máu não, tăng huyết áp,...

Bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ

Bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ

- Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ:

+ Mắc bệnh huyết áp cao: Khi mắc bệnh, áp lực máu tăng cao có thể khiến cho mạch máu bị tổn thương và từ đó dễ gây ra những cơn đột quỵ. 

+ Tiểu đường: Căn bệnh này cũng có thể gây tổn thương mạch máu và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bao gồm đột quỵ. 

+ Hút thuốc lá.

+ Một số bệnh tim về tim mạch như các bệnh về van tim, nhịp tim không đều,...

+ Lượng cholesterol máu cao cũng dễ làm tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ. 

+ Tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng tăng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không lành mạnh, lười vận động và tiền sử gia đình có người bị đột quỵ chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

2. Các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày

Không có dấu hiệu gì cảnh báo trước đột quỵ 30 ngày được coi là đặc hiệu cả vì đột quỵ là bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu nguy cơ sớm có thể nghĩ tới đột quỵ bệnh nhân cần lưu ý và lắng nghe cơ thể để kịp thời xử lý: 

Chóng mặt có thể do đột quỵ

Chóng mặt có thể do đột quỵ

- Một bên cơ thể có cảm giác bị tê liệt hoặc yếu đi. 

- Rối loạn trí nhớ. 

- Khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác. 

- Chóng mặt, khó giữ thăng bằng. 

- Hoa mắt, nhìn mờ, mất thị lực tạm thời. 

- Thay đổi giọng nói, nói khó. 

- Xuất hiện những co giật. 

- Đau đầu không rõ nguyên nhân. 

- Cảm xúc và hành vi có nhiều thay đổi. 

- Mất tập trung, lúng túng, mất ý thức,...

- Thay đổi dáng đi, không thể điều chỉnh và phối hợp chuyển động cơ thể. 

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng không hề xuất hiện những biểu hiện bất thường nói trước.

3. Phải làm sao khi phát hiện đột quỵ?

Nếu phát hiện người bị đột quỵ, bạn cần thực hiện những lưu ý sau: 

- Gọi cấp cứu 115 để được trợ giúp. 

- Không di chuyển người bệnh đột ngột. Để người bệnh ở tư thế thoải mái để tránh gây áp lực cho hệ tim mạch và giúp máu, oxy được cung cấp lên não tốt hơn.

- Theo dõi triệu chứng để cung cấp thông tin quan trọng cho các bác sĩ. 

- Không tự ý cho người bệnh dùng thuốc. 

- Nếu người bệnh ngừng thở có thể thực hiện các biện pháp hồi sinh tim phổi cho đến khi nhân viên y tế đến. 

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh và xử lý đúng cách sẽ tăng cơ hội cứu sống người bệnh và giúp hạn chế thiệt hại não. 

4. Cách phòng ngừa đột quỵ 

Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày, dù chỉ là thoáng qua, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau để phòng ngừa bệnh: 

- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Hãy ăn những thực phẩm lành mạnh để giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Lưu ý, ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất béo tốt. Đồng thời hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, muối và đường. 

- Duy trì cân nặng và thường xuyên tập thể dục: Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục trong khoảng 30 phút. Có thể tập những môn thể thao đơn giản như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,... Tập thể dục vừa giúp bạn duy trì trọng lượng khỏe mạnh lại vừa tăng cường sức khỏe tim mạch. 

- Kiểm soát căng thẳng: Áp lực, căng thẳng quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì thế, bạn có thể kiểm soát tốt căng thẳng bằng những biện pháp như thiền, yoga, đi du lịch, làm những việc mình yêu thích,....

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm

- Đến bệnh viện thăm khám: Thông qua xét nghiệm máu, đo huyết áp và một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thiết, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ đột quỵ của người bệnh. 

- Những người mắc các chứng bệnh như huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch,... cần kiểm soát bệnh hiệu quả để hạn chế nguy cơ biến chứng, đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ. Chẳng hạn: 

+ Người mắc bệnh tiểu đường thì cần thường xuyên đo đường huyết và tuân thủ theo chế độ ăn uống, dùng thuốc đã được bác sĩ quy định. 

+ Thường xuyên kiểm tra cholesterol để giảm cholesterol nếu cần thiết thông qua các biện pháp như ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động. 

Có thể tự kiểm tra huyết áp tại nhà

Có thể tự kiểm tra huyết áp tại nhà

+ Tận dụng các thiết bị y tế để tự kiểm tra sức khỏe tại nhà, chẳng hạn như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy theo dõi nhịp tim,... Những loại máy hữu ích này cũng có thể giúp bạn nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể có liên quan đến đột quỵ. 

Trên đây là những thông tin về bệnh đột quỵ, dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày và một số biện pháp phòng ngừa bệnh, giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn. Những người có nguy cơ đột quỵ cao càng cần chú ý đến việc nhận biết sớm dấu hiệu và phòng ngừa đột quỵ. 

Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà, rất tiện lợi với mức chi phí hợp lý. Nếu có dấu hiệu bất thường và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 5 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.