Tin tức
Người bị ung thư xương sống được bao lâu và tỷ lệ sống theo từng giai đoạn
- 14/01/2025 | Gai xương bánh chè là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 11/03/2025 | Mũi xương ức nhô cao: 5 điều cần biết
- 17/03/2025 | Người bị suy tủy xương sống được bao lâu và những lưu ý trong điều trị
- 20/03/2025 | Cách bấm huyệt Phong Thị giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng
- 20/03/2025 | Cường cận giáp: Điều cần biết để bảo vệ sức khỏe xương và tuyến nội tiết
1. Ung thư xương và các giai đoạn tiến triển
Ung thư khởi phát khi khối u ác tính hình thành trong xương. Tế bào ác tính khi đó thường nhân lên rất nhanh. Chúng có thể phá hủy các mô xương khỏe mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí là khiến bệnh nhân tử vong. Tế bào ác tính gây ung thư xương có thể hình thành trong xương hoặc di căn từ cơ quan khác đến xương.
Ung thư xương tiến triển theo 3 giai đoạn chính
Sự tiến triển của bệnh lý này diễn ra theo nhiều giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Tế bào ác tính vẫn phát triển trong xương, chưa lan ra bên ngoài.
- Giai đoạn 2: Các khối u vẫn tập trung trong xương nhưng đã có khả năng xâm lấn.
- Giai đoạn 3: Khối u đã lan đến nhiều khu vực khác. Thậm chí, khối u có thể di căn đến não bộ, phổi, đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Người bị ung thư xương sống được bao lâu?
Một trong những thắc mắc thường thấy nhất khi nhắc đến căn bệnh này là ung thư xương sống được bao lâu. Thực tế, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ kéo dài sự sống thêm 5 năm ở bệnh nhân ung thư xương phụ thuộc vào giai đoạn diễn biến và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, thay vì đánh giá theo giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 như bình thường, tổ chức này sẽ phân loại diễn biến ung thư xương theo giai đoạn cục bộ, khu trú và di căn đi xa.
Người bị ung thư xương sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Sau đây là bảng thống kê tỷ lệ người mắc ung thư kéo dài sự sống trên 5 năm theo từng dạng.
Dạng ung thư xương | Giai đoạn | Tỷ lệ kéo dài sự sống thêm 5 năm |
U sụn | Cục bộ | 91% |
Khu trú | 76% | |
Di căn | 17% | |
U mạch | Cục bộ | 87% |
Khu trú | 84% | |
Di căn | 69% | |
U tế bào khổng lồ ở xương | Cục bộ | 90% |
Khu trú | 77% | |
Di căn | 36% |
Lưu ý rằng, thống kê về tỷ lệ sống sót ở người bị ung thư xương tổng hợp trên đây dựa trên dữ liệu chẩn đoán trong giai đoạn 2012-2018 cung cấp bởi Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI). Trước sự tiến bộ của y học, tỷ lệ sống của người bệnh hiện tại có thể cao hơn những con số thống kê này.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị cho người bị ung thư xương
Thông qua chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
3.1. Chẩn đoán
Bên cạnh khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết khác như:
- Chụp X-quang xương thẳng và nghiêng: Phương pháp cho phép xác định vị trí tổn thương, số lượng khối u. Đồng thời, hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ xâm lấn mềm.
- Chụp CT cắt lớp: Kỹ thuật giúp kiểm tra tình trạng tổn thương trong xương hoặc ngoài xương, trong khu vực tủy xương.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đánh giá vùng tổn thương trong xương, tủy xương cùng hệ thống mô mềm, dây thần kinh và mạch máu đã lan rộng đến đâu.
- Chụp xạ hình xương: Đây cũng là phương pháp giúp kiểm tra giới hạn của vùng tổn thương, mức độ tiến triển sau khi đã áp dụng một số biện pháp điều trị.
- Chụp PET kết hợp CT: Giúp kiểm tra sự tồn tại của Sarcoma mềm và Sarcoma xương đã di căn đến đâu. Ngoài ra, phương pháp này cũng hỗ trợ bác sĩ phân biệt tổn thương gây ra bởi yếu tố lành tính hay ác tính.
- Làm sinh thiết: Hỗ trợ xác định, phân loại tổn thương gây ra bởi yếu tố ác tính.
- Một số kỹ thuật khác: Chẳng hạn như siêu âm vùng bụng, chụp X-quang phổi nhằm kiểm tra tình trạng di căn.
Bác sĩ đang tiến hành phân tích phim chụp X quang
3.2. Điều trị
Phẫu thuật, điều trị hóa chất và xạ trị vẫn là ba phương pháp điều trị ung thư xương phổ biến nhất được áp dụng hiện nay. Cụ thể:
- Phẫu thuật: Giúp loại bỏ khối u. Nếu không thể bảo tồn chi, bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi.
- Điều trị hóa chất: Bệnh nhân được truyền hoặc sử dụng một số loại thuốc giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Phụ thuộc vào mức độ tiến triển, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị hóa chất trước hoặc sau phẫu thuật. Trong đó, nếu dùng hóa chất trước khi phẫu thuật, khối u thường dừng phát triển và thu nhỏ lại. Còn nếu như dùng hóa chất sau phẫu thuật, tế bào ác tính còn sót lại sẽ bị tiêu diệt.
- Xạ trị: Phương pháp sử dụng tia xạ gây tổn thương tế bào ác tính, khiến chúng bị tiêu diệt. Mặt khác, phương pháp này còn giúp giảm đau, ngăn chặn tình trạng gãy xương. Mặc dù vậy, không phải ai bị ung thư xương cũng đáp ứng xạ trị tốt.
Phẫu thuật là một trong những biện pháp có thể được chỉ định cho người bị ung thư xương
4. Ung thư xương có thể phòng ngừa không?
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp thực sự đặc hiệu để phòng ngừa ung thư xương. Tuy vậy để hạn chế phần nào nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên áp dụng lối sống lành mạnh thông qua những thói quen tốt như:
- Ăn uống khoa học: Ưu tiên bổ sung trái cây, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ canxi, hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo.
- Tập luyện thể dục thể thao: Duy trì tập luyện hàng ngày.
- Tránh tiếp xúc với yếu tố dễ kích thích đột biến gen: Chẳng hạn như hóa chất gây hại, tia phóng xạ.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt: Phơi nắng vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể bổ sung vitamin D, cải thiện hiệu quả hấp thụ canxi. Thế nhưng với ánh nắng mặt trời gay gắt, chúng lại không tốt cho cơ thể. Vì vậy, bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mạnh vào buổi trưa và buổi chiều.
Trường hợp trong gia đình có người bị ung thư xương hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác, bạn hãy chú ý khám sức khỏe thường xuyên. Bởi nếu phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư xương vẫn có thể duy trì cuộc sống bình thường, kéo dài thời gian sống.
Mọi người nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý, điều trị kịp thời
Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được câu trả lời cho thắc mắc người bị ung thư xương sống được bao lâu. Nhìn chung, nếu kịp thời phát hiện và điều trị khi tế bào ung thư chưa di căn ra ngoài xương, khả năng kéo dài sự sống thêm ít nhất 5 năm cho người bệnh là khá cao. Vì vậy, bạn nên duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bất kỳ khi nào nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường. Một trong những địa chỉ y tế uy tín đang nhận được sự tin tưởng của khách hàng là chuyên khoa Ung bướu của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để chủ động đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
