Tin tức
Người tiểu đường có nên ăn bánh mì trắng không? Sự thật bạn cần biết
- 13/11/2024 | Người bệnh tiểu đường Việt Nam tăng nhanh, tỷ lệ biến chứng cao
- 27/11/2024 | Xét nghiệm HbA1C là gì và có vai trò như nào với người bệnh tiểu đường?
- 07/01/2025 | Chỉ số đường huyết của khoai lang luộc và cách ăn khoai lang tốt cho người bị tiểu đường
- 04/02/2025 | Triệu chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường và phương án xử trí
- 09/04/2025 | Hướng dẫn phân loại insulin trong điều trị tiểu đường
1. Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và vấn đề dinh dưỡng
Tiểu đường hay đái tháo đường, là bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi lượng đường huyết cao bất thường, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả.
Dựa vào đặc trưng về hình thái, tiểu đường được phân thành 2 loại chính, bao gồm: tiểu đường type 1 (do tuyến tụy không sản xuất insulin) và tiểu đường type 2 (do cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả).
Trong cộng đồng, tiểu đường type 2 là phổ biến hơn, phát triển do lối sống không lành mạnh, thừa cân, béo phì hoặc di truyền.
Bên cạnh việc duy trì sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết, dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Một chế độ ăn lành mạnh với các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bằng việc duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và hạn chế các thực phẩm chứa đường tinh chế sẽ giúp người bệnh có sức khoẻ ổn định và ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao sau ăn.
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số glycemic (GI) thấp - chỉ số phản ánh lượng đường trong 100g thực phẩm, giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tiêu hoá và làm giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả. Một số loại thực phẩm có GI thấp mà bạn có thể tham khảo gồm: các loại ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch, bột lúa mạch nguyên cám,...), rau xanh và củ quả (cà rốt, cà chua, dưa chuột, cải xoăn,...), trái cây (táo, lê, bưởi, dâu tây,...),...
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường
2. Người tiểu đường có nên ăn bánh mì trắng không?
Người tiểu đường có nên ăn bánh mì trắng không? Câu trả lời là không, vì bánh mì trắng được làm từ bột mì tinh chế, không có cám và mầm. Khi tiêu thụ, bánh mì trắng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường glucose trong máu và làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Điều này có thể gây hại cho người bệnh đái tháo đường, gây ra các triệu chứng điển hình như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều. Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh như tổn thương thần kinh, suy thận và bệnh tim mạch.
Đặc biệt trong bánh mì trắng còn thiếu đi các dưỡng chất dinh dưỡng từ cám, như chất xơ và vitamin B, điều này có thể làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dù vậy, việc “cấm tuyệt đối” bánh mì trắng ở người bệnh tiểu đường là chưa thực sự cần thiết. Người bệnh vẫn có thể ăn bánh mì trắng kết hợp với một số loại thực phẩm khác để hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong máu. Chẳng hạn như:
- Người bệnh có thể ăn một lượng nhỏ bánh mì (½ lát) ăn kèm với chất xơ và đạm như trứng, bơ đậu phộng không đường và rau xanh.
- Nên ăn bánh mì vào buổi sáng hoặc trước vận động, không nên ăn vào buổi tối.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn bánh mì trắng vì sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu
3. Gợi ý lựa chọn bánh mì phù hợp cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể chọn các loại bánh mì khác thay thế bánh mì trắng để duy trì đường huyết ổn định và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Có thể kể đến một số loại như:
- Bánh mì nguyên cám: Loại bánh mì này được làm từ bột mì nguyên hạt, gồm cả cám và mầm, rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp làm giảm tốc độ hấp thụ glucose vào máu. Ngoài ra, nó cũng chứa các dưỡng chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, sắt, magie, có lợi cho sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
- Bánh mì lúa mạch: Loại bánh mì này được làm từ bột lúa mạch nguyên hạt, có chỉ số GI thấp hơn so với bánh mì trắng, giúp làm giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn và cung cấp lượng lớn chất xơ cho cơ thể, góp phần hỗ trợ tiêu hoá và duy trì cảm giác no lâu hơn.
- Bánh mì yến mạch: Bánh mì yến mạch có chỉ số GI thấp và cung cấp lượng chất xơ hoà tan đáng kể, giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện chức năng tim mạch.
4. Lưu ý khi ăn bánh mì cho người tiểu đường
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn bánh mì mà người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý.
- Chọn loại bánh mì có chỉ số GI thấp: Người bệnh nên chọn các loại bánh mì có chỉ số GI thấp cùng nhiều dưỡng chất dinh dưỡng có lợi cho bệnh tiểu đường như bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch và bánh mì yến mạch.
- Kiểm soát khẩu phần ăn: Cần kiểm soát lượng bánh mì ăn mỗi bữa để không làm dao động quá nhiều đến lượng đường trong máu.
- Kết hợp với đạm và chất béo lành mạnh: Để duy trì cảm giác no lâu và kiểm soát đường huyết ổn định, người bệnh nên kết hợp ăn bánh mì với các thực phẩm giàu protein khác như trứng, cá, các loại hạt,...
- Theo dõi đường huyết: Sau khi ăn bánh mì, người bệnh cần theo dõi lượng đường trong máu để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý hơn.
Nên theo dõi đường huyết sau ăn để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý hơn
Như vậy, bài viết trên đây đã trả lời rõ câu hỏi người tiểu đường có nên ăn bánh mì trắng không. Người bị đái tháo đường không nên ăn bánh mì trắng, vì nó được làm từ bột mì tinh chế, không chứa cám và mầm. Khi tiêu thụ sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Thay vì chọn bánh mì trắng, người bị tiểu đường có thể các loại bánh mì có chỉ số GI thấp tốt cho sức khoẻ như: bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch, bánh mì yến mạch.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
