Tin tức
7 nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ phổ biến nhất
- 01/10/2023 | Trĩ vòng là gì? Có cần phẫu thuật cắt trĩ vòng không?
- 01/10/2023 | Thuốc bôi trĩ cho bà bầu: Cách sử dụng và những điều cần lưu ý
- 01/03/2024 | Cẩm nang y tế: cắt trĩ ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
1. Bệnh trĩ và sự phân loại
Trĩ là bệnh lý liên quan đến hệ thống tĩnh mạch tại khu vực trực tràng và hậu môn. Theo đó, căn bệnh này xuất hiện khi tĩnh mạch tại vùng hậu môn, trực tràng bị kích thích giãn ra.
Dựa theo khu vực khởi phát, trĩ được phân loại thành 2 nhóm. Cụ thể:
- Trĩ nội: Xuất hiện khi tĩnh mạch tại tĩnh mạch cuối trực tràng bị giãn ra, gốc búi trĩ nằm trong lòng trực tràng phía trên đường lược. Kết quả, búi trĩ hình thành trên khu vực niêm mạc ống trực tràng nên khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Chỉ khi nào búi trĩ lớn dần, lồi ra bên ngoài hậu môn, bệnh nhân mới sờ thấy.
- Trĩ ngoại: Xuất hiện khi tĩnh mạch phía ngoài hậu môn bị giãn ra, gốc búi trĩ nằm phía dưới đường lược tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành. Ở vị trí này, bạn có thể sờ thấy phần búi trĩ lồi lên.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
2.1. Vùng bụng chịu áp lực mạnh
Vùng bụng chịu áp lực mạnh vô tình tạo điều kiện để hình thành búi trĩ. Theo đó, béo phì hay thừa cân khiến khối lượng cơ thể tăng cao, đè nặng lên vùng mông, bao gồm cả hậu môn.
Người béo phì có nguy cơ mắc trĩ cao
Thực tế, không ít trường hợp bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng sưng tấy tại vùng hậu môn, trực tràng khi cơ thể tăng cân nhanh.
Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng có nguy cơ cao bị trĩ. Bởi khi trọng lượng của thai nhi tăng dần, vùng sàn chậu đương nhiên phải chịu áp lực lớn hơn. Mặt khác trong thời gian mang thai, hoạt động co bóp ống tiêu hóa có xu hướng giảm dần khiến tình trạng táo bón xuất hiện thường xuyên hơn, rủi ro hình thành búi trĩ cũng cao hơn.
2.2. Tình trạng rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy được xem như một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Cụ thể, khi bị táo bón, mọi người hay có xu hướng rặn nhiều hơn, khiến tĩnh mạch tại hậu môn dễ bị giãn ra, lâu dần hình thành búi trĩ.
Táo bón - nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hàng đầu
Bên cạnh đó, tiêu chảy thường xuyên dễ khiến cơ thể mất nước, tạo gánh nặng lên đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc trĩ.
2.3. Thói quen rặn nhiều khi đi đại tiện
Thói quen rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện vô tình tạo điều kiện cho hệ thống tĩnh mạch tại vùng hậu môn bị giãn ra. Các búi trĩ hình thành là kết quả của quá trình này.
2.4. Ít vận động
Thói quen lười vận động, ngồi lâu ở một tư thế là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ rất phổ biến. Bởi khi ngồi lâu, vùng hậu môn và trực tràng cũng đồng thời phải chịu áp lực mạnh, khiến hệ thống tĩnh mạch bị giãn ra, kết quả là búi trĩ hình thành. Đây là lý do khiến tỷ lệ mắc trĩ ở dân văn phòng, người làm việc bàn giấy ngày càng tăng.
2.5. Di truyền
Gen di truyền cũng được xem như một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ ở một số đối tượng. Trong đó, người sinh ra trong gia đình có người bị trĩ thường dễ mắc phải căn bệnh này hơn. Nhiều nghiên cứu thực hiện gần đây cho thấy rằng có một vài nhóm gen có khả năng làm tăng khả năng mắc trĩ.
2.6. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ
Chế độ dinh dưỡng áp dụng hàng ngày quyết định lớn đến khả năng hoạt động của đường tiêu hóa. Thực tế, những người ít bổ sung chất xơ từ rau củ quả có nguy cơ bị mắc trĩ cao hơn. Bởi khi thiếu hụt chất xơ, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém đi, phân dễ bị cứng lại gây táo bón, gây áp lực lên tĩnh mạch tại hậu môn.
2.7. Một số nguyên nhân khác
Ngoài 6 nhóm nguyên nhân kể trên, bệnh trĩ còn có thể khởi phát dưới sự tác động của những yếu tố dưới đây:
- Thường xuyên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Thói quen ngồi lâu khi đi vệ sinh.
- Các bệnh lý như u xơ tử cung ở nữ giới, ung thư đại tràng,...
- Không bổ sung đủ nước, uống nhiều rượu bia.
- Hay ăn đồ cay nóng.
3. Làm thế nào để phòng tránh bệnh trĩ?
Dựa vào nguyên nhân gây trĩ, mọi người cũng có thể chủ động phòng tránh thông qua việc điều chỉnh thói quen. Cụ thể như:
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối, ưu tiên bổ sung chất xơ trong rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, chất kích thích (rượu, bia, cà phê).
- Không nên ngồi quá lâu, thay đổi tư thế ngồi sau khoảng 30 phút.
- Duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2 lít nước/ngày).
- Quan hệ tình dục lành mạnh, có kiến thức để bảo vệ bản thân.
- Tập luyện thể dục, duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
- Hạn chế rặn nhiều khi đi đại tiện, không ngồi vệ sinh quá lâu.
Ngũ cốc nguyên hạt - thực phẩm hỗ trợ phòng trĩ hiệu quả
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ phổ biến
Trước tiên, người bệnh thường được bác sĩ hỏi thăm triệu chứng, điều tra tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình. Tiếp theo, bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra ngoài hậu môn và trực tràng dựa theo triệu chứng của bệnh nhân.
Để khẳng định lại kết quả chẩn đoán ban đầu, bác sĩ cần cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu, nội soi hậu môn hoặc trực tràng.
- Nội soi hậu môn hoặc trực tràng: Cho phép bác sĩ kiểm tra dấu hiệu bất thường tại hậu môn hoặc trực tràng thông qua ống soi gắn camera chuyên dụng.
Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh
5. Hướng điều trị bệnh trĩ thường được áp dụng
5.1. Thói quen kết hợp dùng thuốc
Trường hợp bệnh lý chưa trở nặng, chưa cần phải can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kết hợp thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, tránh ngồi lâu,... Trong đó, thuốc bôi, thuốc cải thiện tuần hoàn là những loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định.
5.2. Điều trị ngoại khoa
Nếu biện pháp dùng thuốc không còn phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh can thiệp ngoại khoa. Phổ biến nhất là những phương pháp dưới đây:
- Thắt trĩ bằng dây cao su: Áp dụng khi bệnh trĩ chưa trở nặng, bác sĩ sẽ thắt búi trĩ bằng dây cao su chuyên dụng. Tác dụng chính của biện pháp này là khiến búi trĩ nhanh chóng rụng đi một cách tự nhiên.
- Chích xơ: Loại hóa chất đặc biệt được tiêm vào mô trĩ, khiến trĩ bị teo đi.
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Phương pháp phẫu thuật tiên tiến, ít gây đau đớn, giúp người bệnh phục hồi nhanh.
- Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Với phương pháp này, người bệnh cần vài tuần để phục hồi. Người bệnh thường bị đau sau phẫu thuật. Tuy vậy, bác sĩ có thể dùng dao điện hiện đại để tiến hành cắt trĩ, nhằm hạn chế tình trạng đau sau mổ.
Hệ thống Y tế MEDLATEC ứng dụng phương pháp phẫu thuật Longo để điều trị trĩ
Việc nắm bắt nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh lý này. Ngoài ra, bạn nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ hoặc khi cảm nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu lạ. Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC đơn vị y tế uy tín bạn có thể lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!