Tin tức

Nguyên nhân hình thành sỏi tụy và phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 24/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tuyến tụy là cơ quan có chức năng sản xuất ra các enzyme cần thiết hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của cơ thể. Sự hình thành sỏi tụy không những làm ách tắc các ống tiết enzyme mà còn gây nên tình trạng viêm tụy. Nếu không được xử trí sớm, điều này sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, có khi còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

1. Sỏi tụy hình thành như thế nào? Triệu chứng ra sao?

Khi các phân tử canxi lắng đọng trong ống tụy thì sẽ kết tinh thành những viên sỏi tụy. Lâu ngày các viên sỏi này sẽ gia tăng về kích thước, đủ lớn để làm cản trở dòng bài tiết của các enzyme do tuyến tụy tiết ra đưa vào ruột non. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm tụy. Sỏi tụy là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm tụy mạn tính và đây là hệ quả của việc lạm dụng rượu quá mức trong thời gian dài.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng dẫn tới sự xuất hiện của sỏi tụy nhỏ. Trong trường hợp sỏi tụy bít kín ống tụy thì các enzyme tiêu hóa không thể được giải phóng vào ruột non sẽ tạo thành một đợt viêm tụy cấp tính làm suy giảm chức năng tuyến tụy, mất khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu nên nhiều bệnh nhân bị viêm tụy mạn cũng gặp phải tình trạng tiểu đường thứ phát.

Phụ thuộc vào mức độ bệnh mà triệu chứng viêm tụy do sỏi có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng nhìn chung viêm tụy cấp sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Buồn nôn, nôn ói;

  • Mạch nhanh;

  • Đau bụng: khu vực trên rốn, có thể lan ra sau lưng và cơn đau tăng nặng sau khi ăn xong.

Bệnh nhân bị sỏi tụy có thể thường xuyên bị đau bụng trên

Bệnh nhân bị sỏi tụy có thể thường xuyên bị đau bụng trên

Triệu chứng ở người bị viêm tụy mạn tính:

  • Đau bụng vùng trên rốn, cơn đau kéo dài âm ỉ;

  • Phân mỡ;

  • Chán ăn, sụt cân, gầy gò.

2. Sỏi tụy có thể gây nên những biến chứng như thế nào?

Nếu số lượng ít và kích thước của sỏi tụy nhỏ thì chưa gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tụy. Tuy nhiên nếu sỏi tụy dẫn tới viêm tụy thì rất nguy hiểm vì những biến chứng tiềm ẩn như sau:

  • Nhiễm trùng: viêm tụy sẽ làm mất đi khả năng tự bảo vệ của tuyến tụy, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công dẫn tới nhiễm trùng tụy. Đây là một biến chứng nghiêm trọng, cần được xử trí cấp cứu để loại bỏ những mô bị nhiễm trùng, ổ viêm càng sớm càng tốt;

  • Nang giả tụy: sự tích tụ của các nhu mô và dịch thừa do viêm tụy cấp sẽ hình thành nên túi dạng nang trong tuyến tụy. Một nang như vậy khi vỡ ra có thể gây nên hiện tượng xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng và viêm phúc mạc;

  • Suy hô hấp: viêm tụy cấp do sỏi sẽ làm thay đổi các phản ứng hóa học trong cơ thể, qua đó gây ảnh hưởng tới chức năng phổi, giảm nồng độ oxy máu xuống dưới mức nguy hiểm;

  • Suy thận: tuy bệnh nhân có thể điều trị biến chứng này bằng phương pháp lọc máu nhưng điều này cũng khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và có thể lâm vào tình trạng nguy kịch bất cứ lúc nào;

  • Tiểu đường thứ phát: tế bào tiết insulin trong tuyến tụy khi gặp tổn thương sẽ gây ra bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt thì người bệnh sẽ gặp thêm các biến chứng nguy hiểm khác của đái tháo đường thứ phát;

  • Ung thư tuyến tụy phát triển từ các ổ viêm loét tồn tại lâu ngày trong tuyến tụy;

  • Suy dinh dưỡng: cả bệnh nhân bị viêm tụy mạn tính và cấp tính đều bị suy giảm chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng do sự giảm bài tiết enzyme trong tuyến tụy. Do đó người bệnh dễ bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, sụt cân, tiêu chảy và suy dinh dưỡng mặc dù ăn rất nhiều.

3. Cần điều trị sỏi tụy bằng phương pháp nào? 

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân sẽ áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Nhịn ăn để phục hồi tuyến tụy. Sau đó có thể bắt đầu lại với súp, cháo loãng và tập ăn thô dần như chế độ ăn bình thường;

  • Kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau;

  • Ngăn ngừa tình trạng viêm và nhiễm trùng bằng các thuốc kháng sinh;

  • Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước và hạn chế ăn uống thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiêm truyền tĩnh mạch.

Tiểu đường thứ phát là một trong những biến chứng nguy hiểm của sỏi tụy

Tiểu đường thứ phát là một trong những biến chứng nguy hiểm của sỏi tụy

Khi đã kiểm soát được các triệu chứng cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp giúp tìm hiểu và điều trị nguyên nhân:

  • Nội soi: thường được áp dụng phổ biến, ống nội soi sẽ được luồn từ dạ dày tới ống tụy để quan sát tổn thương bên trong. Ngoài ra để giúp giảm đau và giảm áp lực cho bệnh nhân thì cần phải tiến hành nong ống tụy;

  • Tán sỏi tụy: sỏi tụy sẽ được tán nhỏ và đưa ra khỏi cơ thể, tiến hành ở những bệnh nhân có sỏi nhỏ. Phương pháp này giúp làm giảm các triệu chứng trong phần lớn các trường hợp thực hiện;

  • Phẫu thuật Frey: phương pháp này còn khá mới mẻ với nhiều ưu điểm như giảm đau hiệu quả, hạn chế rủi ro sau mổ.

4. Gợi ý một số biện pháp phòng ngừa sỏi tụy

Để ngăn chặn nguy cơ mắc phải hay tái phát sỏi tụy, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Ngừng uống rượu và chất kích thích hay đồ uống có cồn;

  • Cai thuốc lá hoặc tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc;

  • Tích cực bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để hạn chế việc hình thành sỏi trong tuyến tụy do thiếu nước;

  • Áp dụng một chế độ ăn ít chất béo, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt  cho thực đơn ăn uống hàng ngày;

  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, giảm cân (nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì) vì đây là đối tượng có nguy cơ cao bị sỏi tụy.

Nên uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi

Nên uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi

Thực tế sỏi tụy thường không gây biểu hiện gì nếu kích thước nhỏ, nhưng chúng vẫn có khả năng làm tắc nghẽn ống tụy và tiến triển thành viêm tụy. Chính vì thế nếu bạn đã từng bị viêm tụy hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc viêm tụy thì hãy chủ động đi khám định kỳ, thay đổi lối sống lành mạnh hơn để ngăn ngừa rủi ro biến chứng nguy hiểm về sau.

Nếu bạn đang bị sỏi tụy hoặc có các triệu chứng nghi ngờ bị sỏi tụy thì hãy tới khám tại Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Ở MEDLATEC có rất nhiều khách hàng sau khi được Chuyên khoa Tiêu hóa và Chuyên khoa Ngoại tổng hợp tiếp nhận đã phẫu thuật thành công với các bệnh lý về tiêu hóa, gan mật, thận - tiết niệu - sinh dục hay hậu môn - trực tràng,... Quý khách hàng hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và được tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ