Tin tức
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu ai cũng cần biết
- 11/03/2021 | Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
- 09/06/2023 | Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 15/07/2024 | Nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?
- 16/07/2024 | Cách trị nhiễm trùng đường tiểu tại nhà ai cũng nên biết
1. Vị trí, cấu tạo của các cơ quan đường tiết niệu
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu (đường tiết niệu), các chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về vị trí, cấu tạo và chức năng của các cơ quan đường tiết niệu.
Đường tiết niệu gồm có 4 cơ quan chính
- Về vị trí cấu tạo:
Hệ tiết niệu gồm có thận, niệu quản và bàng quang, niệu đạo.
+ Thận: Vị trí của thận là ở 2 bên cột sống và phía sau khoang phúc mạc. Thận có trọng lượng trung bình từ 130 - 135 gram, độ dày nhu mô thận khoảng 1,5 - 1,8cm.
+ Niệu quản: Với chiều dài từ 25 đến 30cm, cơ quan này chính là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang và được chia thành 3 đoạn.
+ Niệu đạo: Là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang:
- Ở nam giới, niệu đạo có chiều dài khoảng 14 đến 16 cm và được chia thành 2 phần là niệu đạo sau và niệu đạo trước.
- Ở nữ giới, niệu đạo có liên quan nhiều đến phần thành trước âm đạo và chiều dài của niệu đạo khoảng 3cm.
+ Bàng quang: Đây là một túi rỗng để chứa nước tiểu. Bộ phận này nằm ngay sau khớp mu. Nếu bàng quang rỗng, nó có thể bị lấp sau khớp mu. Tuy nhiên, khi bàng quang có chứa nhiều nước tiểu, nó sẽ to vượt trên khớp mu, thậm chí có thể sát tới rốn. Bộ phận này ở trạng thái khỏe mạnh có thể chứa từ 300 – 500ml. Khi xảy ra vấn đề bệnh lý, bàng quang có thể chứa hàng lít nước tiểu hoặc giảm chỉ còn vài chục ml nước tiểu.
Bàng quang được chia thành các lớp như sau:
- Lớp niêm mạc.
- Lớp hạ niêm mạc.
- Lớp cơ.
- Lớp thanh mạc.
- Về chức năng của hệ tiết niệu: Tất cả những bộ phận của hệ tiết niệu đều rất quan trọng và đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Trong đó:
Thận là một trong các cơ quan của tiết niệu
+ Thận: Không chỉ lọc và bài tiết các chất thải vào nước tiểu, cơ quan này còn có vai trò điều hòa thể tích, thành phần máu giúp huyết áp, đường huyết, PH của cơ thể ổn định. Các loại hormone quan trọng là calcitriol và erythropoietin cũng do thận sản xuất ra.
+ Niệu quản: Dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
+ Bàng quang: Có nhiệm vụ lưu trữ nước tiểu cho tới khi nhận được tín hiệu từ não bộ.
+ Niệu đạo: Có nhiệm vụ đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể và ở nam giới, niệu đạo cũng là đường dẫn tinh ra ngoài.
2. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu là khi xảy ra viêm nhiễm ở thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo, trong đó phần lớn các trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng nhiễm trùng bàng quang hay nhiễm trùng niệu đạo (còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới).
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu chủ yếu là do vi khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn E. Coli. Đây là loại vi khuẩn thường được tìm thấy tại các cơ quan đường tiêu hóa. Vi khuẩn có thể từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo của bệnh nhân.
- Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới vì những lý do như sau:
- Do cấu tạo niệu đạo ngắn và gần với âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, lây lan nên nữ giới thường có nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn so với nam giới.
- Dùng màng chắn tránh thai có thể khiến chị em có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu hơn so với những trường hợp không sử dụng phương pháp tránh thai này.
- Phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ bị suy giảm estrogen cũng dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Phụ nữ sinh con bằng phương pháp đẻ mổ sẽ có nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn so với phụ nữ sinh thường.
Nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới
- Các yếu tố nguy cơ khác
- Hoạt động tình dục thường xuyên hoặc có nhiều bạn tình thì nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu cũng sẽ cao hơn so với những đối tượng khác.
- Có dị tật bẩm sinh đường tiết niệu: Những dị tật này có thể khiến cho nước tiểu không thể thoát ra ngoài và thậm chí còn có thể trào ngược lên niệu đạo, khiến bạn dễ bị viêm nhiễm.
- Sỏi thận, tăng sinh tuyến tiền liệt là những yếu tố gây tắc nghẽn đường tiết niệu, khiến nước tiểu bị giữ trong bàng quang lâu hơn bình thường và đây cũng có thể là nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu.
- Suy giảm miễn dịch do bệnh tiểu đường hay một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Người dùng ống thông tiểu cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn so với người khác.
- Những trường hợp phải thực hiện thủ thuật tiết niệu, chẳng hạn như kiểm tra đường tiết niệu bằng dụng cụ y tế, đã từng phẫu thuật đường tiết niệu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu.
Trên đây là một số nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu. Sau khi thăm khám, chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiểu phù hợp với người bệnh. Người bệnh nên được điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng đường tiểu gây ra.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, luôn nhiệt huyết với người bệnh cùng hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại đang là địa chỉ y tế tin cậy trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu, cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất thuận tiện với mức chi phí hợp lý, phù hợp với những người bận rộn hoặc gặp khó khi di chuyển đến bệnh viện.
Để được đặt lịch khám sớm, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!