Tin tức

Nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho bé hiệu quả

Ngày 10/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân do đường ruột của trẻ yếu hơn so với người trường thành, dễ bị tấn công bởi vi sinh vật trong thực phẩm hoặc môi trường sống. Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ khiến nhiều cha mẹ lo lắng khi khiến trẻ đi phân lỏng nhiều lần, cơ thể mất nước, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Cha mẹ có thể áp dụng 4 cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho bé dưới đây, cực đơn giản mà hiệu quả.

1. Nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ

Trẻ bị tiêu chảy cấp khi xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước nhiều lần trong ngày (trên 3 lần). Tiêu chảy cấp thường không kéo dài quá 14 ngày nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng dinh dưỡng của trẻ.

cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho bé

Tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Do đó, để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho bé hiệu quả, cha mẹ cần biết về tác nhân gây bệnh cũng như những nguyên nhân, thói quen sinh hoạt ăn uống khiến trẻ mắc bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị tiêu chảy cấp:

1.1. Nhiễm trùng tại ruột

Hệ vi sinh đường ruột của con người vô cùng phong phú với rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, chúng ta sẽ có hệ đường ruột khỏe mạnh. Tuy nhiên ở trẻ em, sức đề kháng đường ruột chưa tốt, lợi khuẩn còn hạn chế nên nguy cơ nhiễm trùng ruột gây tiêu chảy cấp cao.

Những vi sinh vật dễ gây tiêu chảy cấp ở trẻ bao gồm: 

  • Virus: Adenovirus, Norovirus, Rota virus,…

  • Vi khuẩn: lỵ trực tràng, tả, E.coli, Shigella,…

  • Ký sinh trùng: Amip, Giardia, Cryptosporidium,…

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn hoặc virus có thể gây dịch

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn hoặc virus có thể gây dịch

1.2. Nhiễm trùng ngoài ruột

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở cơ quan khác, sau đó tiến triển gây nhiễm trùng vào ruột như: nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp, viêm màng não,…

1.3. Thuốc

Đôi khi tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ là phản ứng của hệ đường ruột với thuốc điều trị, thường gặp như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng,…

1.4. Dị ứng thức ăn

Tiêu chảy cấp có thể là phản ứng của đường ruột khi tiếp nhận những thức ăn gây dị ứng như: trứng, tôm, sữa bò, cá,… Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hóa trị hoặc xạ trị, đôi khi là tiếp xúc với tia bức xạ mạnh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu ở trẻ, trong đó có tiêu chảy cấp.

1.5. Bệnh lý ngoại khoa

Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy cấp do bệnh lý ngoại khoa như: thiếu Vitamin, viêm ruột thừa cấp, lồng ruột, uống kim loại nặng,… thì tình trạng nguy hiểm hơn, cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế điều trị.

Trẻ dưới 2 tuổi thường có tỉ lệ tiêu chảy cấp cao hơn, trẻ lớn hơn đã có hệ vi sinh đường ruột tương đối phong phú, sức khỏe đường ruột tốt nên khả năng kháng bệnh cao. Tiêu chảy cấp có thể nguy hiểm hơn nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc thuốc điều trị, trẻ bị sởi,… 

Trẻ dưới 2 tuổi thường có tỉ lệ tiêu chảy cấp cao hơn

Trẻ dưới 2 tuổi thường có tỉ lệ tiêu chảy cấp cao hơn

Ngoài ra, thói quen ăn uống, tập quán sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ như: nước uống bị ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn chế biến sống hoặc tái, không rửa tay trước khi ăn, trẻ dùng sữa ngoài sớm sau khi sinh,…

2. Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho bé đơn giản mà hiệu quả

Dưới đây là những cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho bé hiệu quả mà cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý thực hiện.

2.1. Tiêm phòng cho trẻ

Bệnh tiêu chảy cấp do virus rota có thể phòng ngừa chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Đây là 1 biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 

2.2. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, không chỉ cung cấp dinh dưỡng và đường ruột của trẻ sẽ được nhận từ mẹ nhiều lợi khuẩn tốt. Từ đó dần dần trẻ sẽ có được hệ đường ruột khỏe mạnh và cơ thể phát triển tốt do nhận đủ dinh dưỡng. Song vẫn cần lưu ý về nguồn nước và vật dụng ăn uống của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, sát khuẩn tốt.

Nguồn nước thường là nơi chứa tác nhân gây tiêu chảy cấp

Nguồn nước thường là nơi chứa tác nhân gây tiêu chảy cấp

Với trẻ lớn hơn đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên chú ý lựa chọn nguồn thực phẩm và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:

  • Ăn chín, uống sôi, không sử dụng nước lã hoặc nước đun sôi không được bảo quản tốt.

  • Dùng thực phẩm tươi an toàn, sạch sẽ, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại hoặc vi sinh vật gây bệnh. Với thực phẩm nấu đồ ăn dặm cho trẻ, cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm an toàn, có xuất xứ rõ ràng và còn thời hạn sử dụng.

  • Nên chế biến dùng một lần hoặc dùng trong ngày, không nên lưu trữ thức ăn của trẻ nhiều ngày với điều kiện bảo quản không tốt.

  • Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và cả bản thân người nấu ăn, tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn đã chế biến.

  • Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo, ăn uống tại nơi đông người ở nơi có dịch tiêu chảy cấp.

2.3. Bảo đảm vệ sinh cá nhân và môi trường

  • Trẻ nhỏ nên được rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi chơi đùa.

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, nhà cửa, giường chiếu, vật dụng cá nhân của trẻ.

  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không tưới phân tươi vào rau trồng, không đi tiêu bừa bãi,…

2.4. Bảo vệ nguồn nước

Hầu hết dịch tiêu chảy cấp hoặc các vấn đề tiêu hóa cộng đồng xuất phát từ nguồn nước uống và sinh hoạt. Đảm bảo nguồn nước sạch không chỉ giúp phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cả gia đình và cộng đồng.

  • Dùng nắp đậy bảo quản nước dự trữ trong gia đình.

  • Không để lẫn nguồn nước bẩn từ ao, hồ, sông, suối.

  • Không đồ phân, chất thải, đồ dùng của người bệnh xuống nguồn nước.

  • Sát khuẩn bằng Cloramin B cho nguồn nước tại vùng đang có dịch tiêu chảy cấp.

Trẻ bị tiêu chảy cấp nên được hướng dẫn vệ sinh đúng cách

Trẻ bị tiêu chảy cấp nên được hướng dẫn vệ sinh đúng cách

Nếu thực hiện tốt cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho bé như trên, bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bé và cả gia đình tốt hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ