Tin tức

Nhận biết cơn đau sỏi mật qua các triệu chứng điển hình

Ngày 16/03/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Mặc dù không được nhắc tới nhiều như sỏi thận, nhưng sỏi mật cũng gây không ít phiền toái cũng như nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Thậm chí nếu không tích cực điều trị sỏi mật có thể khiến bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm tụy cấp, viêm mủ đường mật, áp xe gan, sốc nhiễm khuẩn,... đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết cơn đau sỏi mật và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này là gì?

1. Tìm hiểu về sỏi túi mật

Túi mật là một bộ phận nhỏ có hình dáng quả lê nằm dưới gan, phía bên phải vùng bụng dưới sườn. Đây là nơi tích trữ dịch mật do gan sản xuất ra. Khi chúng ta ăn thì mật sẽ được tiết ra chảy vào ruột non giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

Sỏi mật được hình thành trong ống mật hoặc túi mật, có thể nhỏ như hạt cát hoặc to như quả bóng bàn. Sỏi mật là một bệnh lý lành tính nhưng hoàn toàn có khả năng tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng như tắc mật (xảy ra cả ở trong túi mật hoặc đường mật trong và ngoài gan).

Vị trí của túi mật

Vị trí của túi mật

Các quốc gia ở khu vực có khí hậu nhiệt đới thường ghi nhận tỷ lệ ca mắc sỏi mật khá cao. Đáng lưu ý là sỏi mật thường không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng và đặc trưng, do đó nhiều người thường chủ quan và bỏ qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ, dẫn tới chậm trễ trong công tác điều trị. 

Hầu hết các ca bệnh chỉ tình cờ được phát hiện khi đi khám những bệnh lý khác. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng bụng đau kéo dài nhiều ngày, vàng da, sốt cao. Khi đó bệnh đã chuyển nặng dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí là tử vong khi gặp biến chứng sốc nhiễm khuẩn đường mật.    

2. Nguyên nhân hình thành sỏi mật 

Theo các chuyên gia y tế nhận định, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn tới sự hình thành sỏi túi mật bắt nguồn từ đâu, nhưng những yếu tố sau có khả năng tạo điều kiện cho các viên sỏi phát triển trong túi mật:

  • Lối sống sinh hoạt;

  • Yếu tố nguy cơ về thể trạng và giới tính không thể thay đổi: nữ giới, có người  thân bị sỏi mật, phụ nữ có thai, tuổi trên 60;

  • Sử dụng các thuốc có nồng độ cao estrogen, thuốc làm hạ cholesterol trong máu.

Đối với các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao bị sỏi mật thì nên chủ động tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế thăm khám và tầm soát để phòng ngừa bệnh, ít nhất 2 lần/năm. Ngoài ra mỗi người cũng cần chú trọng quan tâm đến thói quen ăn uống và sinh hoạt để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh sỏi túi mật.

3. Nhận biết cơn đau sỏi mật qua các triệu chứng của bệnh

Như chúng tôi đã đề cập, điều đáng lo ngại nhất đối với bệnh sỏi mật đó là không biểu hiện triệu chứng hoặc các dấu hiệu khá mơ hồ, đặc biệt là khi sỏi chưa làm tắc túi mật. Chỉ cho tới khi túi mật có biểu hiện viêm gây ra các hiện tượng như: 

  • Đột ngột xuất hiện cơn đau ở phía mạn sườn bên phải, ngay dưới vùng xương sườn, ở vai phải hoặc giữa 2 bả vai;

  • Buồn nôn và nôn mửa;

  • Đổ mồ hôi;

  • Bồn chồn;

  • Cơ thể mỏi mệt;

  • Rối loạn tiêu hóa kèm sốt cao trên 38 độ, rét run.

Nhận biết cơn đau sỏi mật qua những dấu hiệu đặc trưng sẽ giúp bạn xử lý kịp thời

Nhận biết cơn đau sỏi mật qua những dấu hiệu đặc trưng sẽ giúp bạn xử lý kịp thời

Thường thì sỏi túi mật là một bệnh lý lành tính và khả năng điều trị khỏi là rất cao, ít gây biến chứng. Tuy nhiên nếu không phát hiện bệnh từ sớm và không chữa trị đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh, ví dụ như: 

  • Viêm phúc mạc mật;

  • Viêm túi mật hoại tử;

  • Tắc nghẽn ống mật;

  • Vàng da;

  • Thấm mật phúc mạc;

  • Nhiễm trùng huyết;

  • Chảy máu đường mật;

  • Viêm mủ đường mật và áp xe gan mật;

  • Viêm tụy cấp do sỏi;

  • Sốc nhiễm trùng đường mật.

Do đó, nếu người bệnh đã nhận biết cơn đau sỏi mật qua một số triệu chứng lâm sàng, đồng thời được chẩn đoán bị sỏi túi mật thì cần tiếp nhận các phương pháp điều trị ngay để ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng nêu trên. Nếu không bệnh hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

4. Cách điều trị và ngăn ngừa sỏi mật

4.1. Các biện pháp điều trị sỏi mật

Nếu sỏi đã gây viêm, tắc nghẽn túi mật hoặc sỏi đã lọt vào đến ruột thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị như sau:

  • Nội soi mật tụy ngược dòng: đây còn được gọi là phương pháp ERCP, thực hiện bằng cách: đầu tiên người bệnh sẽ cần được gây tê cục bộ, sau đó đưa một ống nội soi hoặc camera sợi quang linh hoạt luồn vào miệng, đi qua đường tiêu hóa và di chuyển tới ống mật chủ. ERCP có thể hỗ trợ lấy những viên sỏi bị kẹt ở đoạn cuối của ống mật chủ;

  • Cắt túi mật: tiến hành bằng cách mổ nội soi hoặc mổ mở. Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm đó là kể cả đã cắt túi mật thì sỏi mật vẫn có thể xuất hiện lại trong vòng một năm kể từ sau khi phẫu thuật. Nhằm giúp ngăn chặn điều này, bệnh nhân cần được cung cấp bổ sung axit ursodeoxycholic giúp hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mật;

  • Tán sỏi: là biện pháp làm vỡ sỏi mật bằng sóng xung kích siêu âm. Khi sỏi mật đã bị tán nhỏ thì chúng sẽ trôi được qua đường mật đi tới ruột non một cách “suôn sẻ". Loại hình điều trị này vẫn chưa phổ biến và chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nhân có ít sỏi mật.

4.2. Làm thế nào để ngăn ngừa sỏi mật?

Một số phương pháp sau nên được tất cả mọi người áp dụng để phòng ngừa sự hình thành của sỏi trong túi mật:

  • Có một thực đơn ăn uống lành mạnh: 

  • Bổ sung chất xơ từ các loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt;

  • Thay thế mỡ động vật bằng dầu được chiết xuất từ thực vật như dầu đậu nành, dầu olive;

  • Hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột cũng như các chất béo không lành mạnh;

  • Không nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bơ, bánh quy, bánh ngọt, pho mát cứng.

  • Dành ra ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để tập luyện thể dục thể thao, tăng sức đề kháng và củng cố chức năng của các cơ quan trong cơ thể;

  • Sắp xếp lịch thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp chúng ta có một túi mật khỏe mạnh  

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp chúng ta có một túi mật khỏe mạnh  

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên đây, quý bạn đọc đã có thể nhận biết cơn đau sỏi mật có những triệu chứng như thế nào để kịp thời xử lý và điều trị. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm thành lập và phát triển trong lĩnh vực y tế là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng. Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 từ Bộ Khoa học và Công nghệ, bên cạnh đó là chứng chỉ CAP do Hội Bệnh học Hoa Kỳ chứng nhận là cơ sở có đủ điều kiện và năng lực xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, MEDLATEC còn được trang bị hệ thống máy móc (X-quang, CT, MRI, siêu âm,...) hiện đại, dịch vụ y tế nhanh chóng, hiệu quả và đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, tận tâm xứng đáng là địa điểm thăm khám phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.  

Để được đặt lịch khám với bác sĩ chuyên môn, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện ngay hôm nay. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.