Tin tức

Nhận biết dấu hiệu tay chân miệng và cách phòng ngừa hiệu quả

Ngày 01/08/2023
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus trong đường ruột gây nên, có thể xảy ra trên nhiều độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong một số trường hợp, bệnh có thể chuyển biến nặng và gây nhiễm độc thần kinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, mọi người cần trang bị kiến thức để kịp thời nhận biết dấu hiệu tay chân miệng nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.

1. Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng

Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 là hai chủng virus phổ biến gây ra bệnh tay chân miệng. Các dấu hiệu tay chân miệng thường rất dễ nhận biết theo từng  giai đoạn phát triển của bệnh.

Về cơ bản, dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em và người lớn đều bao gồm những đặc điểm sau:

1.1 Sốt

Cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, kéo dài trong suốt 48 giờ, đi kèm là cảm giác đau họng và mệt mỏi. Tuy là dấu hiệu đầu tiên biểu hiện tay chân miệng nhưng người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê nếu tình trạng bệnh đột nhiên chuyển biến nặng.

1.2 Nổi ban nước

Sau khi những cơn sốt kéo dài kết thúc, các dấu hiệu tay chân miệng dần rõ rệt hơn, điển hình là các nốt phát ban, vết loét và nổi bóng nước nổi phồng rộp trên da. Các vết này thường tập trung ở nhiều vị trí như: lòng bàn chân, lòng bàn tay, khoang miệng, lưng, mông, bụng, thậm chí là ở hậu môn và bộ phận sinh dục,...

Các vết loét gây đau đớn cho người bệnh mắc tay chân miệng

Các vết loét gây đau đớn cho người bệnh mắc tay chân miệng

Vết loét sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, đặc biệt là các đốm trong khoang miệng, gây cản trở đến việc ăn uống. Do đó, ở trẻ em và người lớn sẽ có những biểu hiện chán ăn, bỏ bữa, nôn mửa khi tiếp xúc với đồ ăn,...

1.3 Một số dấu hiệu khác

Ngoài ra, dấu hiệu tay chân miệng còn được thể hiện trên cơ thể như sau:

       Cơ thể mệt mỏi, mê man, đau nhức.

       Ngủ kém, không ngon. Ở trẻ nhỏ, giấc ngủ chỉ kéo dài từ 15 đến 20 phút.

       Giật mình liên tục ngay cả khi không có yếu tố tác động.

Thông thường, các biểu hiện trên sẽ xuất hiện rõ ràng hơn trên cơ thể trẻ nhỏ. Ở người lớn, cũng xuất hiện các dấu hiệu tương tự nhưng rất mờ nhạt, đôi khi không có triệu chứng cụ thể.

2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Hầu hết, bệnh tay chân miệng đều có thể được điều trị dứt điểm ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể tiến triển nhanh gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh như:

       Viêm màng não.

       Viêm tủy sống.

       Nhiễm độc dây thần kinh.

Bệnh tay chân miệng có thấy gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến hệ thần kinh

Bệnh tay chân miệng có thấy gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến hệ thần kinh

Các biến chứng này sẽ khiến sức khỏe của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng, nếu bệnh trở nặng còn đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu tay chân miệng, mọi người cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng

Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng được thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau. Các bác sĩ có thể phát hiện bệnh thông qua việc khám lâm sàng, quan sát các triệu chứng cụ thể của bệnh, kết hợp với xét nghiệm. Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm từ: dịch ngoáy họng, dịch từ các nốt phồng, nốt loét hay dịch não tủy. Mẫu bệnh phẩm sau khi thu được sẽ được tiến hành phân lập virus và làm các xét nghiệm sinh học phân tử. Hoặc có thể mẫu bệnh phẩm là máu và được dùng để làm phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu.

Khám lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Khám lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị triệu chứng, đồng thời theo dõi sát, kịp thời phát hiện và điều trị biến chứng nếu có. Để giảm những tổn thương do bệnh tay chân miệng gây ra, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp tại nhà như sau:

       Sát trùng niêm mạc miệng bằng nước muối 0,9%.

       Nếu trẻ nhỏ đang bú thì tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ.

       Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol.

       Dặn dò khám ngay khi sốt cao, thở nhanh, khó thở, người bứt rứt, rung giật cơ, co giật, hôn mê, các chi yếu liệt,....

       Nhập viện ngay nếu có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, sốt cao, nôn nhiều hoặc với bệnh nhân nhà xa bệnh viện để được theo dõi và xử lý kịp thời.

4. Phòng ngừa tay chân miệng như thế nào?

Bất kể ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người, việc trang bị các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Cụ thể:

       Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho trẻ trước và sau khi tiếp xúc với bất kỳ đồ vật nào.

       Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt là những người có biểu hiện sốt, phát ban,...

       Nên sử dụng những đồ ăn đảm bảo an toàn vệ sinh, phải nấu chín đồ ăn trước khi sử dụng, tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi.

       không cho trẻ mút tay, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ cầm nắm thức ăn bằng tay,...

       Vệ sinh thật sạch sẽ không gian nhà ở, đồ dùng cá nhân thường xuyên tiếp xúc như: mặt bàn ghế, sàn nhà, khung tay vịn,... bằng các chất tẩy rửa thông dụng.

       Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình. Nếu thấy dấu hiệu lạ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

       Không tiếp xúc với người khác trong vòng hai tuần sau khi nhiễm bệnh bởi virus vẫn có thể tồn đọng trong cơ thể và lây lan, phát tán thành dịch.

       Cha mẹ luyện cho trẻ thói quen chia tay hàng ngày bằng xà phòng và các xuất sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng sẽ được hạn chế nếu mỗi người chủ động cập nhật, tiếp nhận kiến thức và tuân thủ đúng các biện pháp phòng ngừa trên. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Hiện nay, quý khách có thể đến thăm khám, điều trị bệnh tay chân miệng tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.

MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn và  dày dặn kinh nghiệm, cùng máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả.

Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin liên quan đến dấu hiệu tay chân miệng, hay đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, hãy liên hệ với bệnh viện qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ