Tin tức
Nhận diện 4 dấu hiệu điển hình của tình trạng chảy máu tiêu hóa
- 03/12/2021 | Điểm danh 4 triệu chứng xung huyết hang vị dạ dày điển hình
- 26/10/2021 | Chăm sóc dinh dưỡng như thế nào cho bé bị rối loạn tiêu hóa?
- 30/11/2021 | Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP và cách phòng ngừa
1. Chảy máu tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng chảy máu tiêu hóa sẽ dựa trên lượng máu mất đi và cơ quan bị chảy máu, cụ thể như sau:
Chảy máu tiêu hóa có thể do rất nhiều nguyên nhân
1.1. Chảy máu tiêu hóa dưới
Các cơ quan gây chảy máu tiêu hóa dưới thường gặp như:
Ruột non
Chảy máu ở ruột non rất khó chẩn đoán và điều trị do vị trí giải phẫu khó và diễn biến bệnh phức tạp. Triệu chứng bệnh không rõ ràng nên rất khó để phát hiện điều trị sớm, nhiều bệnh nhân chỉ đi khám và điều trị khi đã bị chảy máu trong thời gian dài.
Các bệnh thường gặp dẫn đến chảy máu tiêu hóa ở ruột non bao gồm:
- Bệnh thương hàn: gây biến chứng loét ruột và chảy máu ruột non xảy ra sau khoảng 1 - 2 tuần, nhiều trường hợp nặng hơn là thủng ruột. Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng kéo dài, đại tiện ra máu với phân màu đỏ gạch hoặc sẫm.
- Viêm ruột xuất huyết: Đường ruột bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn và độc tố tấn công, bệnh nhân có triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, môi khô, phân có máu tươi hoặc máu đỏ sẫm. Viêm ruột xuất huyết thường gây mất nước đi kèm.
Viêm ruột xuất huyết thường gây chảy máu kèm theo mất nước
- Viêm ruột xuất huyết hoại tử: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh này dẫn đến nhiễm độc nhiễm khuẩn nặng và sốt cao.
- Bệnh Crohn: gây triệu chứng đau bụng, đại tiện phân lỏng, máu lắng tăng kèm theo sốt. Bệnh ở giai đoạn 2 - 3 có thể gây tổn thương loét ở ruột non gây thủng vách ruột và chảy máu.
- Lồng ruột: Lồng ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vị trí hay gặp là lồng ruột ở hồi - hồi tràng hoặc hồi - manh tràng. Bệnh khởi phát bằng những cơn đau bụng liên tục kèm theo đại tiện phân nhầy máu.
Bệnh lý khác cũng có thể gây chảy máu ở ruột non như: ung thư ruột non, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp, lao ruột, bệnh Schonlein Henoch.
Đại tràng
Chảy máu ở đại tràng phổ biến nhất trong các bệnh chảy máu ở đường tiêu hóa, xuất hiện trong nhiều bệnh lý như:
- Lỵ amip: gây sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và hạ vị, đại tiện phân nhầy máu kèm rót mặn và đau hậu môn.
- Lỵ trực tràng: thường gặp ở trẻ nhỏ gây sốt cao, đau quặn bụng, đại tiện nhiều lần, phân lỏng nhiều máu, mót rặn, đau hậu môn.
- Ung thư trực tràng: bệnh thường gây chảy máu tiêu hóa ở người cao tuổi, triệu chứng điển hình là đại tiện phân lỏng, máu đỏ sẫm.
- Polyp đại tràng: Thường gây chảy máu từng đợt hoặc máu ẩn trong phân.
Polyp đại tràng là nguyên nhân gây chảy máu tiêu hóa
- Viêm loét đại trực tràng chảy máu: gây triệu chứng đau quặn bụng dọc khung đại tràng, đau khớp, sốt cao, đại tiện ra máu tươi.
- Trĩ nội: khi viêm nhiễm khuẩn và vỡ búi trĩ, máu tươi thường chảy ồ ạt có thể thành tia hoặc giọt.
1.2. Chảy máu tiêu hóa trên
Chảy máu tiêu hóa trên có thể do tổn thương ở các cơ quan như:
Thực quản
Thực quản chảy máu chủ yếu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở những bệnh nhân bị xơ gan, sẹo hoặc huyết khối ở gan. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn như loét thực quản, HC Mallory weiss,… Chảy máu thực quản là bệnh lý cấp tính nguy hiểm cần cấp cứu ngay lập tức để cầm và truyền máu.
Dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân của khoảng 80% trường hợp chảy máu tiêu hóa trên, nhất là các trường hợp bệnh kéo dài không được điều trị tốt.
Xuất huyết dạ dày tá tràng có thể chỉ gây chảy máu âm ỉ và có thể tự cầm máu song không nên chủ quan, điều trị bệnh không tốt có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt.
2. Nhận biết triệu chứng chảy máu tiêu hóa
Có thể nhận biết chứng chảy máu tiêu hóa qua các dấu hiệu sau:
2.1. Triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa hầu hết có triệu chứng như:
Nôn ra máu: có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, máu cục lẫn với thức ăn và dịch tiêu hóa. Nôn ra máu nhiều là tình trạng nguy hiểm gây mất máu và mất nước, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời.
Nôn ra máu là triệu chứng điển hình của chảy máu tiêu hóa
Đi cầu phân đen: Nếu xuất huyết đường tiêu hóa trên, bệnh nhân thường đi ngoài phân có màu đen như bã cà phê, mùi khắm. Nếu do xuất huyết đường tiêu hóa dưới, phân có thể có màu đen hoặc máu tươi màu đỏ. Tùy vào mức độ chảy máu mà phân của bệnh nhân có thể loãng hoặc thành khuôn.
2.2. Triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể của chứng chảy máu tiêu hóa còn tùy theo nguyên nhân gây bệnh như:
-
Loét thực quản: gây trào ngược thực quản, rối loạn nuốt.
-
Loét dạ dày - tá tràng: gây đau thượng vị hoặc đau bụng bên phải.
-
Vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản: gây thiếu máu, vàng da, cơ thể mệt mỏi yếu ớt.
-
Mallory weiss: bệnh nhân buồn nôn, nôn mửa kết hợp với ho nhiều.
2.3. Triệu chứng rối loạn huyết động
Chảy máu tiêu hóa gây rối loạn huyết động sẽ biểu hiện bằng:
-
Niêm mạc, da: nhợt nhạt, lạnh, trắng bệch.
-
Huyết áp: giảm, hạ huyết áp tư thế.
-
Mạch: nhanh, khó bắt.
-
Tri giác: mệt, li bì, vật vã.
2.4. Triệu chứng khác
Xuất huyết tiêu hóa nặng còn gây các triệu chứng nguy hiểm như: thiểu niệu, sốt cao, sốc giảm thể tích, hôn mê gan, thuyên tắc phổi,…
3. Xuất huyết tiêu hóa cần làm gì?
Xử trí và điều trị xuất huyết tiêu hóa sẽ dựa trên tình trạng bệnh, nguyên nhân và mức độ chảy máu. Nếu xuất huyết nhẹ, bệnh nhân được hướng dẫn nghỉ ngơi, theo dõi bệnh và chẩn đoán tìm nguyên nhân. Trường hợp xuất huyết nặng gây mất nhiều máu cần cầm máu, truyền máu và chống sốc để bảo vệ sức khỏe người bệnh.
Nội soi để chẩn đoán và cầm máu do xuất huyết tiêu hóa
Khi tình trạng bệnh ổn định, cần điều trị nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa để tránh bệnh tái phát và biến chứng khác đe dọa tới sức khỏe bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hội tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi, đồng thời trang bị hệ thống máy xét nghiệm, nội soi hiện đại giúp chẩn đoán hiệu quả nguyên nhân và tình trạng chảy máu tiêu hóa. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!