Tin tức
Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP và cách phòng ngừa
- 18/10/2021 | Cần làm gì nếu mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP
- 04/06/2021 | Bác sĩ tư vấn: Cần phải làm gì khi có Hp dương tính?
- 22/11/2021 | Góc giải đáp: viêm xung huyết hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
1. Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có khả năng cư trú tại môi trường dạ dày có độ acid cao, ở trạng thái bình thường vi khuẩn có lợi do tham gia vào hoạt động tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên 1 số chủng vi khuẩn HP gây hại kết hợp với điều kiện thuận lợi làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét.
Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây viêm ruột thừa
Như vậy, khi vi khuẩn HP tăng số lượng đột biến và gây tổn thương dạ dày thì cần điều trị dứt điểm để bảo vệ dạ dày, tránh biến chứng bệnh nguy hiểm. Vi khuẩn gây bệnh làm xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:
Đau và bỏng rát vùng thượng vị
Cơn đau này xuất hiện do vi khuẩn HP tấn công và gây viêm loét dạ dày, cơn đau âm ỉ kéo dài thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau bữa tối. Cơn đau bụng thường xuất hiện khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm, chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Xuất huyết tiêu hóa
Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi ngoài phân đen cho thấy viêm loét dạ dày tá tràng ở mức độ nặng. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu dẫn đến hay hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao mệt mỏi.
Triệu chứng khác
Viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP cũng gây một số triệu chứng tiêu hóa như: buồn nôn, nôn khan, chán ăn, hay bị ợ chua, ăn không ngon miệng,… Nếu kéo dài, bệnh nhân có thể bị sụt cân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.
Vi khuẩn HP có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày
Triệu chứng bệnh càng xuất hiện dày đặc với mức độ nghiêm trọng thì tình trạng viêm loét dạ dày càng nặng, vi khuẩn HP càng nhiều và khó điều trị. Do đó, ngay khi những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện, người bệnh nên tới cơ sở y tế khám và điều trị.
2. Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày, khó điều trị do có khả năng kháng với kháng sinh. Nếu không điều trị tốt theo liệu trình kháng sinh thích hợp, vi khuẩn tiến hóa gây bệnh nghiêm trọng hơn, khó kiểm soát và tiêu diệt chúng sau này. Do đó, khi có các dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng, nhất là bệnh nhiễm theo gia đình hoặc dòng họ thì nên đi xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP.
Nếu bị nhiễm khuẩn HP, bệnh nhân cần được chẩn đoán tình trạng bệnh và lên phương án điều trị bằng kháng sinh phù hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chẩn đoán nhiễm khuẩn HP để tránh tình trạng kháng thuốc.
Một số phác đồ điều trị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP đã được xây dựng và áp dụng rộng rãi, đạt được mục tiêu điều trị và tiêu diệt ít nhất 80 - 95% vi khuẩn HP. Các phương pháp điều trị vi khuẩn HP được bộ Y tế khuyến cáo sử dụng:
2.1. Phác đồ 1
Liệu pháp đầu tiên
- Tiêu chuẩn trị liệu 3: amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), clarithromycin (2 viên/ ngày), dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.
- Điều trị kết hợp: amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày), dùng đều đặn trong 7-10 ngày.
- Liệu pháp phối hợp: đây là liệu trình kép
+ 7 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày)
+ 7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngày, amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và clarithromycin ( 2 viên/ ngày).
- Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày) dùng đều đặn trong 10-14 ngày
Liệu pháp trị liệu lần 2
- Liệu pháp điều trị 3 thuốc có Levofloxacin: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) và levofloxacin (1 viên/ ngày) dùng trong vòng 10 ngày.
- Liệu pháp có bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày) và metronidazole (2 viên/ ngày), dùng trong vòng 10- 14 ngày
Liệu pháp điều trị lần 3
- Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) dùng trong 10 ngày.
-Trị liệu thuốc có bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày), levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày).
Cần điều trị nhiễm khuẩn HP bằng kháng sinh
2.2. Phác đồ 2
Gồm :
- Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth gồm: Amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).
- Phát đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth gồm: Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.
2.3. Phác đồ điều trị khuẩn HP kế tiếp
-
Điều trị trong 5 ngày đầu: Dùng kết hợp PPI 2 lần/ngày với Amoxicilin 2 viên/ngày.
-
Điều trị trong 5 ngày tiếp theo: DÙng kết hợp PPI 2 lần/ngày + Clarithromycin 2 viên/ngày + Tinidazole 2 viên/ngày.
2.4. Phác đồ điều trị cứu vãn
Nếu tất cả các phác đồ điều trị trên không hiệu quả, một số phác đồ điều trị kết hợp trên có thể được chỉ định và đánh giá hiệu quả điều trị.
-
PPI + Rifabutin + Levofloxacin.
-
PPI + Bismuth + Amoxicillin + Tetracycline.
-
PPI + Rifabutin + Amoxicillin.
Dù có nhiều phác đồ điều trị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP song để điều trị hiệu quả hoàn toàn và lâu dài thì không đơn giản. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ kết hợp với thăm khám định kỳ và chăm sóc sức khỏe tốt sau điều trị.
Vi khuẩn HP dễ kháng lại kháng sinh gây khó khăn trong điều trị
Rất nhiều trường hợp đã kiểm soát được vi khuẩn HP nhưng viêm dạ dày tái phát do vi khuẩn tái hoạt động, khiến bệnh nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Đặc biệt khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng kháng sinh điều trị khi chưa có chẩn đoán nhiễm khuẩn HP hay viêm dạ dày do nguyên nhân khác.
3. Cách phòng ngừa lây nhiễm khuẩn HP
Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày khó điều trị, bệnh hay tái phát và gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bên cạnh tìm hiểu phương pháp điều trị, nên chủ động ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh cũng như cách kiểm soát sự hoạt động của vi khuẩn.
3.1. Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân
Tiếp xúc sử dụng chung vật dụng cá nhân, nhất là dụng cụ trong bữa ăn hàng ngày là con đường dễ gây lây nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn dễ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp nước bọt nên đây cũng là điều nên lưu ý.
3.2. Hạn chế thực phẩm sống, thực phẩm lên men
Những thực phẩm sống, thực phẩm lên men hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm tăng nguy cơ hoặc tiến triển bệnh viêm loét dạ dày nguy hiểm hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng với bệnh nhân viêm loét dạ dày
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được phương pháp điều trị viêm dạ dày HP và cách kiểm soát vi khuẩn, ngăn ngừa biến chứng bệnh. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!