Tin tức

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Ngày 07/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh để đồng hành, cùng trẻ tìm giải pháp vượt qua, bản thân trẻ và gia đình dễ phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng. Thông tin sau đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu này ở trẻ.

1. Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

1.1. Ít nói và thu mình

Một trong những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh thường thấy là trẻ ít giao tiếp hơn và không còn vui vẻ, sôi nổi như trước. Trẻ cũng dễ dàng từ chối tham gia các hoạt động nhóm, không muốn trò chuyện với bạn bè hay người thân.

Học sinh bị trầm cảm thường thu mình, không muốn tham gia vào hoạt động tập thể

Học sinh bị trầm cảm thường thu mình, không muốn tham gia vào hoạt động tập thể

1.2. Cáu gắt, dễ nổi nóng

Trẻ em trong độ tuổi học sinh bị trầm cảm thường khó kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên, nếu trẻ hay tức giận, cáu gắt không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

1.3. Buồn bã kéo dài, cảm giác vô vọng và mất hứng thú

Học sinh bị trầm cảm thường xuyên trong trạng thái cảm xúc buồn bã, khó chịu mà không lý do. Trẻ dễ cảm thấy vô vọng về tương lai và mất hứng thú trong các hoạt động mà trước đây vốn yêu thích. Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh này thể hiện rõ nhất khi trẻ không còn muốn tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật hoặc các hoạt động giải trí khác.

1.4. Thường xuyên bị thiếu năng lượng và bị mệt mỏi

Học sinh bị trầm cảm thường cảm thấy mệt mỏi nên không tham gia vào các hoạt động thường ngày. Việc này ảnh hưởng nhiều đến khả năng tập trung trong học tập và giao tiếp của trẻ.

1.5. Rối loạn giấc ngủ

Trầm cảm ở học sinh thường đi kèm với rối loạn giấc ngủ, có thể là khó ngủ, ngủ quá nhiều hoặc giấc ngủ không chất lượng. Trẻ thường xuyên trải qua cảm giác mệt mỏi dù trước đó đã ngủ rất nhiều. Đây cũng là gợi ý dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần được lưu tâm.

1.6. Thay đổi về cân nặng và ăn uống

Trẻ ở độ tuổi học sinh có dấu hiệu trầm cảm khác cũng thường thay đổi thói quen ăn uống. Do trẻ bỗng nhiên ăn quá nhiều hoặc quá ít nên chỉ trong một thời gian ngắn, cân nặng có sự thay đổi đáng kể.

1.7. Học tập bị giảm sút 

Khi bị trầm cảm, trẻ thường khó tập trung, dẫn đến thành tích học tập giảm sút. Thường xuyên quên làm bài, hay nhận điểm kém, không thể hoàn thành được bài tập đúng hạn được giao,... là những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần được cha mẹ phát hiện sớm.

1.8. Suy nghĩ tiêu cực, ý định tự tử

Nếu bị trầm cảm nặng, trẻ trong độ tuổi học đường có thể xuất hiện tâm lý tiêu cực, cảm thấy bản thân vô dụng, tự trách mình,... Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể nảy sinh ý định tự tử hoặc tự làm hại bản thân.

Muốn tự tử là dấu hiệu nguy hiểm nhất khi học sinh bị trầm cảm

Muốn tự tử là dấu hiệu nguy hiểm nhất khi học sinh bị trầm cảm 

2. Học sinh bị trầm cảm sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?

2.1. Suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng học tập

Trầm cảm làm giảm khả năng tập trung và tư duy của học sinh, dẫn đến thành tích học tập giảm sút. Ngoài ra, do mất niềm vui và động lực cho các hoạt động thường ngày nên cuộc sống của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

2.2. Ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý và sức khỏe

Trẻ trong độ tuổi học sinh có dấu hiệu trầm cảm nếu không được điều trị có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý trong tương lai. Đặc biệt, trẻ dễ bị rối loạn lo âu hoặc mắc bệnh lý về thần kinh.

2.3. Làm đau mình, muốn tự sát

Khi trẻ bị trầm cảm nặng mà không được phát hiện để can thiệp đúng cách sẽ dễ rơi vào trạng thái muốn tự làm đau mình. Nguy hiểm hơn, trẻ còn nảy sinh và có hành động tự sát. 

3. Làm cách nào để điều trị hiệu quả trầm cảm cho học sinh?

3.1. Lắng nghe và chia sẻ

Khi phát hiện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, điều đầu tiên cần làm là lắng nghe và chia sẻ với trẻ để trẻ cảm thấy được thấu hiểu và quan tâm. Cha mẹ và thầy cô cần tạo ra một môi trường an toàn để học sinh có thể mở lòng chia sẻ vấn đề của mình.

Hãy cố gắng tìm cách khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của mình. Khi trẻ nói ra được khó khăn và cảm xúc tiêu cực cũng là lúc trẻ được giải tỏa tâm lý và nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Khi phát hiện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần có liệu pháp can thiệp tâm lý kịp thời

Khi phát hiện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần có liệu pháp can thiệp tâm lý kịp thời

3.2. Tạo môi trường học thân thiện và giảm áp lực học tập

Tạo một môi trường học tập lành mạnh và thân thiện là điều cần thiết để giảm bớt căng thẳng cho học sinh. Nên tạo ra các hoạt động ngoại khóa, giải trí và khuyến khích trẻ tham gia, có không gian sẻ chia và giải tỏa tinh thần. Việc làm này sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng, cân bằng được cảm xúc, lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Ngoài ra, cha mẹ và thầy cô cũng nên cân nhắc giảm bớt áp lực học tập cho trẻ bằng cách đưa ra kỳ vọng vừa phải và giúp trẻ đối mặt vượt qua cảm giác thất bại. 

3.3. Trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc

Nếu phát hiện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh hãy giúp trẻ có cơ hội được trị liệu tâm lý từ chuyên gia. Được tham gia các buổi tư vấn tâm lý sẽ giúp trẻ biết được trạng thái mà mình đang trải qua, tìm ra gốc rễ của vấn đề và phối hợp điều trị hiệu quả.

Một số trường hợp cần phải kết hợp giữa trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc (như: hội chứng rối loạn lưỡng cực). Việc dùng thuốc cần được quản lý, theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.

Trầm cảm ở học sinh cần được chú ý phát hiện và can thiệp ngay để ngăn chặn những hệ lụy tiêu cực tới sức khỏe, tinh thần của trẻ. Ngay khi nghi ngờ dấu hiệu trầm cảm của học sinh, người thân và thầy cô hãy cố gắng tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ trẻ vượt qua giai đoạn này một cách an toàn.

Nếu nhận thấy con em, người thân có dấu hiệu trầm cảm, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp chuyên gia tâm lý để nhận sự hỗ trợ kịp thời. 

Để được thăm khám, tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ