Tin tức

Nhiễm khuẩn đường hô hấp và những dấu hiệu cảnh báo

Ngày 01/07/2023
Nguyễn Thu Hằng

Từ khoá chính: nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp và những dấu hiệu cảnh báo

Bảo vệ hệ hô hấp là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe, giúp tránh được tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp. Thực tế, nhiễm khuẩn đường hô hấp là một thuật ngữ được dùng để chỉ khá nhiều dạng bệnh lý khác nhau, liên quan đến đường hô hấp. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây. 

1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là khái niệm khá rộng, có thể hiểu đây là các dạng bệnh lây truyền liên quan tới đường hô hấp. Bệnh được chia thành hai nhóm, đó là nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp xảy ra khá phổ biến, nhất là ở trẻ em

Một số dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp là: viêm họng, viêm xoang hoặc viêm amidan,... Trong khi đó, bệnh viêm phổi, viêm phế quản, khí quản,... thuộc nhóm nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nhìn chung, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra phổ biến và có mức độ nhẹ hơn, ít gây hại tới sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan và lơ là điều trị khi phát hiện mình bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Thực tế, tình trạng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trong đó trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Bởi vì, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, kèm theo đó cấu tạo của các cơ quan thuộc hệ hô hấp chưa hoàn thiện hoàn toàn. Đây là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp. Các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi, bảo vệ sức khoẻ của con, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

2. Nhiễm khuẩn đường hô hấp xảy ra do đâu?

Để nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, chúng ta cần hiểu đường đi của luồng không khí trong hệ hô hấp. Cụ thể: không khí đi vào qua đường hô hấp trên, được cản bụi và làm ấm ở mũi, sau đó sẽ qua thanh - khí - phế quản và phổi, được chia nhỏ qua hệ thống tiểu phế quản, tiểu phế quản tận,... rồi tới phế nang và thực hiện trao đổi khí tại đây. Trong quá trình di chuyển, hệ thống nhung mao trên bề mặt niêm mạc phế quản sẽ giúp bắt giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, virus và các chất tồn tại trong luồng khí vào phổi. Nếu hít phải nhiều vi khuẩn có hại và hệ thống miễn dịch tại chỗ của đường hô hấp không chống lại được các vi khuẩn này thì sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Vi khuẩn là tác nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Một số loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể kể đến như haemophilus influenzae, moraxella catarrhalis, phế cầu khuẩn,... Bên cạnh đó, một số vi khuẩn hiếm gặp khác cũng có thể gây viêm đường hô hấp, đó là: mycoplasma pneumoniae, legionella pneumophila hay chlamydia pneumoniae,…

3. Nhận biết dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp

Để phát hiện cũng như điều trị kịp thời, bệnh nhân cần nắm chắc các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thực tế, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa cảm lạnh và tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do triệu chứng khá giống nhau.

Bệnh nhân có triệu chứng tương đối giống cảm lạnh.

Đối với trường hợp đường hô hấp nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ, triệu chứng thường gặp là: ho khạc đờm, cảm giác tức ngực hoặc khóa thở nhẹ,... Một số bệnh nhân bị sốt cao, tình trạng này xảy ra chủ yếu trong giai đoạn đầu đường hô hấp nhiễm khuẩn. Lúc này, bệnh nhân có thể tự theo dõi và điều trị tại  nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng, giúp bạn mau chóng hồi phục để quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Nếu gặp các triệu chứng như: khó thở nhiều, thở gấp hoặc thở khò khè, người bệnh cần được theo dõi, điều trị tại các các cơ sở y tế. Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp đang chuyển biến nặng, có thể đe dọa tới sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân.

Đặc biệt, khi trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh nhi sẽ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ nên chú ý một vài triệu chứng của con như: dễ cáu kỉnh, giấc ngủ ngắn và trẻ ngủ không ngon giấc. Khi mắc bệnh, trẻ thường biếng ăn, thậm chí một vài trường hợp còn xuất hiện tình trạng ngưng thở tầm 15 - 20 giây.

Cha mẹ nên chú ý triệu chứng xảy ra ở trẻ nhỏ.

4. Cách phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Liệu có cách nào để giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp hay không?

Để ngăn ngừa tình trạng đường hô hấp nhiễm khuẩn, mỗi người nên hình thành thói quen bảo vệ các cơ quan thuộc hệ hô hấp, ví dụ như mũi, họng. Cách đơn giản nhất đó là sử dụng khẩu trang mỗi khi bạn đi ra ngoài đường. Nhờ vậy, chúng ta sẽ hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất tồn tại trong môi trường.

Hãy xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, chúng ta hãy tạo thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, hạn chế đưa tay lên mũi hoặc mặt. Hàng ngày chúng ta cầm nắm, chạm vào rất nhiều đồ vật, vi khuẩn sẽ bám vào tay và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.

Không hút thuốc, tránh những nơi có khói thuốc lá là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ hệ hô hấp. Ô nhiễm môi trường được cho là yếu tố làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra và gây hại đối với sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Với những thói quen sinh hoạt đơn giản kể trên, bạn có thể chủ động ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Rửa tay sạch sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Với những chia sẻ trong bài, chắc hẳn các bạn đã nắm được những thông tin tổng quan về tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tốt nhất, chúng ta nên chủ động bảo vệ sức khoẻ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân và những người xung quanh bằng những thói quen sinh hoạt đơn giản. Và nếu bạn nhận thấy hệ hô hấp có dấu hiệu bất thường, hãy đi thăm khám ngay để được điều trị sớm. Một địa chỉ bạn không nên bỏ lỡ là chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bạn có thể đặt lịch khám trước bằng cách liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.