Tin tức
Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện chụp CT não
- 28/06/2019 | Vì sao nên Chụp CT não ở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC?
- 10/01/2020 | Chụp CT não bao nhiêu tiền và nên chụp ở bệnh viện nào?
1. Thế nào là chụp CT não?
Việc thực hiện chụp cắt lớp não cũng tương tự như các hình thức chụp CT nói chung. Tức là bác sĩ sẽ sử dụng máy móc để phóng nhiều chùm tia X qua đầu và mặt của bệnh nhân. Tia X này sau khi đã tiếp xúc với cơ thể người bệnh sẽ dội ngược trở lại và được đầu đọc trên máy tính phân tích thành hình ảnh cho các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh lý.
chụp CT não sẽ giúp thu về hình ảnh của toàn bộ vùng não và xương đầu
Về cơ bản kết quả chụp hiển thị các nội dung như thông tin về các dây thần kinh, toàn bộ khu vực não bộ, hai mắt, xương mặt, các khoang chứa khí, tai trong,...
Khi chụp có thể bạn sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau để chụp được nhiều góc nhìn nhất có thể. Càng nhiều lát cắt nhỏ thu được từ mỗi góc chụp này thì kết quả chẩn đoán càng chi tiết và chính xác.
2. Chụp CT não có cần dùng thuốc cản quang không?
Chụp CT vùng não bộ có thể dùng tới thuốc cản quang. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều phải sử dụng loại thuốc này. Quyết định có sử dụng hay không sẽ phụ thuộc vào bác sĩ. Họ sẽ xem xét thể trạng cụ thể của bạn cũng như diễn biến bệnh lý mà bạn đang mắc phải cũng như tất cả các kết quả xét nghiệm trước đó để đưa ra quyết định này.
Đối với hình thức chụp CT vùng não bộ thì bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc cản quang thông qua hình thức tiêm tĩnh mạch.
Sau khi tiêm thuốc cản quang, các cấu trúc não bộ sẽ được hiển thị rõ nét hơn. Ngoài ra nó có thể giúp bác sĩ làm rõ sự lưu thông của mạch máu trong các khối u hoặc các vùng thần kinh đang bị tổn thương và viêm nhiễm.
3. Trẻ em có chụp CT não được không? Có hại không?
Hiện nay trẻ em hoàn toàn có thể được chỉ định thực hiện chụp CT vùng não bộ. Tuy nhiên quá trình này sẽ được xem xét rất kĩ càng nhằm bảo vệ sức khỏe của các bé. Gia đình của bé, đặc biệt là cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trước khi thực hiện chụp CT cho con. Quá trình chụp CT cũng cần sự hỗ trợ của thân nhân vì các bé dễ rơi vào tình trạng sợ hãi hoặc hoảng loạn làm ảnh hưởng đến hình ảnh thu về. Các con có thể được khuyên dùng thuốc an thần để quá trình chụp CT diễn ra an toàn hơn.
Thực tế tia X là một tia phóng xạ và có thể gây nhiễm xạ. Thế nhưng từ khi nền y học quyết định sử dụng tia này vào quá trình chẩn trị bệnh cho con người thì nó đã được tính toán cực kỳ kĩ lưỡng để không gây tổn hại đến sức khỏe. Các chỉ số liên quan đến mức độ nhiễm xạ trong xét nghiệm này luôn nằm trong ngưỡng cho phép.
Việc chụp CT não có chỉ số nhiễm xạ ở mức cho phép nên không gây hại đến sức khỏe
4. Khi nào nên thực hiện chụp CT não?
Thông thường bạn nên lưu ý theo dõi các triệu chứng dưới đây của cơ thể để xem xét và đưa ra quyết định chụp CT vùng não bộ kịp thời:
-
Thường xuyên bị đau đầu bất thường và dữ dội. Đỉnh điểm có thể bị ngất xỉu sau mỗi lần chứng đau đầu tái phát.
-
Gặp vấn đề về suy giảm hoặc đột ngột mất thị lực.
-
Gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc phát âm và giao tiếp.
-
Đột ngột thay đổi cách suy nghĩ và các hành vi thường ngày.
Ngoài ra bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân cần đi chụp CT vùng não bộ nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
-
Có các vấn đề hoặc bệnh lý bẩm sinh liên quan đến não bộ.
-
Mắc các chứng như viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng não, não úng thủy.
-
Phát hiện có khối u đang phát triển trong não.
-
Khớp sọ bị dính vào nhau hoặc bị vênh.
-
Chấn thương sọ não.
-
Bị đột quỵ nghi có chảy máu não.
-
Tai biến mạch máu não.
-
Có các dấu hiệu cơ bản của bệnh liên quan đến thần kinh như co giật, động kinh,...
5. Quy trình chụp CT não hiện nay
5.1 Chuẩn bị trước khi thực hiện chụp CT não
Khi được thông báo chuẩn bị chụp CT vùng não bộ bạn sẽ đồng thời nhận được các trao đổi chuyên môn cũng như lời dặn dò từ bác sĩ chuyên khoa.
Thường thì họ sẽ trao đổi với bạn các vấn đề liên quan đến thuốc cản quang cũng như xác định xem bạn có thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định chụp CT hay không. Bạn sẽ được dặn cần nhịn ăn uống trong khoảng 6 giờ đồng hồ trước khi chụp CT.
Trước khi đến bệnh viện để thực hiện chụp CT thì bạn nên tháo tất cả các vật dụng kim loại trên cơ thể để tiết kiệm thời gian trong lúc thực hiện xét nghiệm. Các vật dụng kim loại bao gồm cả các đồ vật có tính cá nhân hóa cao như răng giả, máy trợ thính hoặc gọng kim loại của áo ngực.
Đôi khi bạn sẽ phải thay quần áo của bệnh viện để đáp ứng tốt hơn cho việc chụp CT.
5.2 Trong quá trình thực hiện chụp CT não
Sau khi bác sĩ đã xác nhận tình trạng sức khỏe cũng như không còn kim loại trên người bệnh nhân thì họ sẽ hướng dẫn bạn nằm trên một bàn chụp được gắn liền với máy CT.
Lúc này bộ phận đầu và mặt của bạn sẽ nằm hoàn toàn trong máy chụp và các tia X sẽ được chiếu xuyên qua sọ não. Quá trình này hoàn toàn không đau nên bạn chỉ cần nằm yên và làm theo các chỉ dẫn chuyên môn từ phía bác sĩ là được.
Khi thực hiện chụp CT não, bệnh nhân chỉ cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ
6. Sau bao lâu thì có kết quả chụp CT não?
Thời gian đợi kết quả chụp CT vùng não bộ thông thường sẽ không kéo dài quá lâu, chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ. Nếu bạn nằm trong diện cần hội chẩn thì có thể thời gian đợi sẽ kéo dài hơn một chút.
Một hình ảnh kết quả chụp CT não hiện nay
Tuy nhiên đối với dạng kết quả hình ảnh chụp CT thì bạn không nên tự đọc sau khi đã nhận được kết quả. Thay vào đó hãy nhờ đến sự hỗ trợ chuyên môn từ các bác sĩ. Khi đọc hình ảnh họ sẽ giúp bạn phân tích các khoảng bất thường cũng như phân tích diễn biến tình trạng bệnh lý mà bạn mắc phải.
Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến quá trình chụp CT não hiện nay. Các bạn có thể liên lạc với đường dây nóng 1900 56 56 56 hoặc đến trực tiếp các cơ sở khám, chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được tư vấn cũng như cụ thể hơn về thủ thuật y khoa này nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!