Tin tức

Những chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ

Ngày 08/09/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở thai phụ. Nguyên nhân là do khi mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động insulin của cơ thể, dẫn đến bệnh tiểu đường. Nắm được các chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ sẽ giúp thai phụ hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.

1. Đối tượng nào dễ mắc tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ có thể gặp ở mọi thai phụ. Tuy nhiên, những phụ nữ sau có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn:

  • Mang thai muộn, trên 35 tuổi.

  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc con to trên 4kg.

  • Thừa cân, béo phì.

  • Bị buồng trứng đa nang.

  • Trong gia đình có người bị tiểu đường.

chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở thai phụ

Khi khám thai, các bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào những tuần đầu của thai kỳ và vào tuần thai thứ 24 - 28. Tuy nhiên, nếu rơi vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì nên tầm soát sớm hơn để có hướng kiểm soát và điều trị kịp thời.

2. Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể:

2.1. Với thai phụ

Nếu không được điều trị kịp thời, thai phụ bị tiểu đường có nguy cơ sảy thai, đa ối, đẻ non, thai lưu,... cao hơn so với các thai phụ khác. Một số tai biến khi mắc tiểu đường thai kỳ thường gặp là:

Huyết áp cao

So với các thai phụ bình thường khác, thai phụ bị tiểu đường sẽ dễ bị tăng huyết áp hơn. Huyết áp của thai phụ nếu không được kiểm soát tốt có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật, suy gan, thai chậm phát triển, tai biến mạch máu não,... 

So với các thai phụ bình thường khác, thai phụ bị tiểu đường sẽ dễ bị tăng huyết áp hơn

So với các thai phụ bình thường khác, thai phụ bị tiểu đường sẽ dễ bị tăng huyết áp hơn

Theo một số nghiên cứu, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn 12% so với các thai phụ khác. Vì thế, theo dõi huyết áp và chỉ số đường huyết là việc cần thiết với tất cả mẹ bầu, nhất là các mẹ bầu đang bị đái tháo đường.

Đa ối

Hiện tượng đa ối cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.

Sảy thai, thai lưu

Tỷ lệ sảy thai, thai lưu ở thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn các thai phụ khác và kiểm tra đường huyết thường quy thường được chỉ định với các mẹ bầu thường bị sảy thai tự nhiên liên tiếp.

Đẻ non

TIểu đường thai kỳ có thể dẫn tới đa ối, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh non.

Các ảnh hưởng khác

Nếu không được điều trị kịp thời, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị các bệnh lý khác như nhiễm trùng tiết niệu, béo phì, tiểu đường thai kỳ diễn tiến thành đái tháo đường tuýp 2 sau sinh.

2.2 Ảnh hưởng đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ có thể gây các ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của thai nhi. Những ảnh hưởng này chủ yếu xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cụ thể:

Thai lưu, sảy thai

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, thường xảy ra vào tuần thai thứ 6 - 7. 

Thai to

Thai nhi tăng trưởng quá mức bắt nguồn như nguyên nhân tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai, từ đó kích thích thai sản xuất insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng và kích thích thai phát triển.

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ thai tăng trưởng quá mức

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ thai tăng trưởng quá mức

Vàng da

Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị vàng da cao hơn các trẻ khác. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu bị tiểu đường thai kỳ thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị vàng da là 25%.

Các ảnh hưởng khác

Đái tháo đường thai kỳ còn có thể gây ra một số ảnh hưởng nguy hiểm khác tới sức khỏe của thai như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý chuyển hóa. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị béo phì, đái tháo đường và cao huyết áp. 

3. Chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần nhớ

Nếu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, mẹ cần lưu ý tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn, luyện tập hợp lý khoa học và dùng thuốc.

3.1. Thay đổi chế độ ăn

Có tới 75 - 80% mẹ bầu có thể đưa đường huyết về ngưỡng bình thường bằng thay đổi chế độ dinh dưỡng. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho thai phụ tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ.

  • Nên ưu tiên dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau xanh, hoa quả.

  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu protein và chất béo bởi các loại thực phẩm này ít ảnh hưởng đến chỉ số đường máu, đồng thời giúp thai phụ no lâu, giảm cảm giác đói, thèm ăn.

  • Tránh các thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo bánh, kem,...

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Thai phụ bị tiểu đường nên ưu tiên dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau xanh, hoa quả

Thai phụ bị tiểu đường nên ưu tiên dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau xanh, hoa quả

3.2. Chế độ luyện tập

Cơ thể sẽ tiêu thụ glucose mà không cần sản xuất thêm insulin nếu bạn tập thể dục thường xuyên, giúp tránh tình trạng kháng insulin ở phụ nữ tiểu đường thai kỳ.

Một số bộ môn mà thai phụ có thể tham gia như đi bộ, yoga,... Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn các bài tập hợp lý, tránh gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

3.3. Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thường sau khi áp dụng các cách trên mà chỉ số đường huyết không cải thiện thì thai phụ cần dùng thêm thuốc. 

Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Một chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ nào cũng nên nhớ đó là thử đường huyết thường xuyên để kiểm soát tốt tình trạng cơ thể, tránh các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết,...

Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều mẹ bầu lựa chọn thăm khám, đồng hành trong quá trình mang thai. Các bác sĩ hàng đầu trong ngành sẽ tư vấn mẹ đầy đủ các vấn đề cần lưu ý khi mang thai như:

  • Khám thai định kỳ.

  • Các xét nghiệm cần thiết.

  • Chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Mang thai là hành trình hạnh phúc, đầy niềm vui và sự kỳ diệu. Hãy để MEDLATEC góp phần hỗ trợ bạn, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thật sự trọn vẹn. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ