Tin tức
Những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt
- 21/07/2021 | Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
- 13/10/2020 | Hiểu đúng về bệnh tâm thần phân liệt và một số cách điều trị bệnh
- 17/05/2020 | Tâm thần phân liệt là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?
1. Những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
Người bị bệnh tâm thần phân liệt thường gặp phải một số triệu chứng bất thường về hành vi, lời nói,... Dưới đây là một số triệu chứng bệnh cụ thể:
- Ảo tưởng: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị tâm thần phân liệt. Bệnh nhân thường có những suy nghĩ, niềm tin không thực tế, chẳng hạn họ lo sợ vô cớ về một thảm họa sắp đến, cho rằng bản thân có khả năng đặc biệt hay một số khác lại tưởng tượng rằng mình đang bị ai đó quấy rối,... Trong khi đó, tất cả những điều họ suy nghĩ đều không có trong thực tế.
Bệnh tâm thần phân liệt đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng
- Ảo giác: Bệnh nhân thường có cảm giác nghe hoặc nhìn thấy những sự việc, sự vật không hề tồn tại trong thực tế. Bất kỳ giác quan nào của bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng ảo giác, trong đó ảo giác về giọng nói được cho là phổ biến nhất.
- Rối loạn khả năng suy nghĩ khiến bệnh nhân không kiểm soát được lời nói. Giao tiếp kém và đôi khi những câu trả lời của người bệnh không liên quan đến câu hỏi của người đối diện.
- Hành vi bất thường: Người bệnh tâm thần phân liệt thường xuyên có những hành vi bất thường, kỳ quặc, ngốc nghếch. Họ rất khó để tập trung vào một điều gì đó và đôi khi họ có xu hướng dễ kích động. Khi người bệnh đã kích động thì rất khó để kiểm soát.
Ảo giác thường xảy ra với người mắc bệnh tâm thần phân liệt
- Các triệu chứng tiêu cực: Hầu hết các bệnh nhân đều không có khả năng hoạt động bình thường và thường xuyên xuất hiện những triệu chứng, hành vi tiêu cực. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bỏ bê cả việc vệ sinh cá nhân, không còn hứng thú với các hoạt động hàng ngày, thu mình lại với xã hội và không có khả năng trải nghiệm niềm vui cuộc sống. Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ khác nhau và mức độ triệu chứng ở mỗi bệnh nhân cũng sẽ khác nhau.
Lưu ý: Ngoài ra việc sử dụng các chất kích thích như cần sa, ma túy đá đôi khi có thể gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng tương tự gây nhầm lẫn với bệnh tâm thần phân liệt. Do đó, không nên chủ quan mà hãy đưa bệnh nhân đi khám sớm nếu phát hiện những hành vi bất thường nghi ngờ bệnh.
2. Các biến chứng của bệnh tâm thần phân liệt
Nếu không được điều trị, tâm thần phân liệt có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Các biến chứng mà tâm thần phân liệt có thể gây ra hoặc liên quan đến bệnh nhân bao gồm:
-
Tự tử, cố gắng tự tử hoặc luôn có ý nghĩ tự tử.
-
Rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
-
Trầm cảm.
-
Lạm dụng rượu hoặc các loại thuốc khác, bao gồm cả nicotin.
-
Không có khả năng đi làm hoặc đi học.
-
Vấn đề tài chính và tình trạng vô gia cư.
-
Cách ly xã hội.
-
Các vấn đề sức khỏe và y tế.
-
Hành vi hung hăng (ít gặp).
Nên sử dụng thuốc điều trị sớm cho bệnh nhân
Những người bị tâm thần phân liệt luôn có suy nghĩ và hành vi tự sát. Nếu bạn có người thân có ý định tự tử hoặc đã từng cố gắng tự tử, thì gia đình cần luôn luôn ở bên cạnh người đó để phòng tránh xảy ra những tình huống xấu nhất.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi cho các cơ sở y tế tại địa phương hoặc ngay lập tức hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.
3. Phòng ngừa bệnh tâm thần phân liệt
Rất khó để phòng ngừa căn bệnh này, gần như không một phương pháp nào có thể chắc chắn phòng ngừa được bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ để có ngăn ngừa các đợt tái phát hoặc tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng hy vọng rằng có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ của bệnh tâm thần phân liệt để giúp chẩn đoán sớm và đưa ra được những phác đồ điều trị bệnh hiệu quả hơn, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh tâm thần phân liệt là phương pháp phổ biến và rất quan trọng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp điều trị như: bổ sung vitamin, các loại dầu cá, và áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là phương pháp hiệu quả giúp cơ thể phòng tránh được một số bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, tiểu đường...
Kiểm soát chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân tâm thần phân liệt
Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt đa số đều không biết mình đang bị bệnh và hầu như đều từ chối, thậm chí là phản kháng với việc đến gặp bác sĩ để chữa bệnh. Do đó, người nhà phải luôn bên cạnh đồng hành, hỗ trợ, thuyết phục bệnh nhân đi đến các bệnh viện thăm khám và chữa bệnh càng sớm càng tốt.
Bệnh tâm thần phân liệt được điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục cũng như giảm thiểu các triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Ngược lại, những trường hợp không được điều trị sớm, để bệnh kéo dài dẫn đến việc những triệu chứng mất hoạt năng trong nhiều năm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín trong việc khám và phát hiện bệnh sớm. MEDLATEC tự hào là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, cùng với những trang thiết bị máy móc khám chữa bệnh hiện đại.
Để được đăng ký khám chữa bệnh tại MEDLATEC, hãy gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!