Tin tức

Những lưu ý khi dùng Cefdinir 300mg để điều trị nhiễm trùng

Ngày 24/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cefdinir 300mg thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 3. Loại thuốc này thường được ứng dụng trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng từ mức độ nhẹ cho đến trung bình. Vậy, cần lưu ý gì khi sử dụng Cefdinir 300mg?

1. Thông tin khái quát về thuốc Cefdinir 300mg

Cefdinir 300mg là một loại kháng sinh chứa thành phần Cefdinir, nằm trong nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3. Bên cạnh Cefdinir, loại thuốc này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Omnicef, Kefnir. Hiện nay, Cefdinir 300mg chủ yếu điều chế theo dạng viên nang cứng, bán theo đơn. 

Thuốc Cefdinir 300mg viên nang cứng

Thuốc Cefdinir 300mg viên nang cứng

2. Công dụng của Cefdinir 300mg

Cefdinir có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý nhiễm trùng ở thể nhẹ và trung bình do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Theo đó, Cefdinir là một thành phần tham gia vào quá trình điều trị viêm phổi, viêm amidan, viêm phế quản mạn tính, viêm tai giữa cấp tính ở trẻ nhỏ,... và nhiều bệnh lý khác. 

3. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Cefdinir 300mg

3.1. Chỉ định

Cefdinir 300mg được chỉ định trong điều trị bệnh lý về nhiễm khuẩn ở người lớn và thanh thiếu niên. Cụ thể như: 

  • Điều trị viêm phổi do tác nhân Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Parainfluenzae, Haemophilus influenzae,... gây ra. 
  • Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn tính do sự tấn công của vi khuẩn Haemophilus Parainfluenzae, Haemophilus influenzae, Streptococcus Pneumoniae. 
  • Điều trị viêm amidan và viêm họng gây ra bởi vi khuẩn gram (+) Streptococcus Pyogenes. 
  • Điều trị nhiễm trùng cấu trúc da do dự tấn công của Staphylococcus aureus và Streptococcus Pyogenes. 

Cefdinir 300mg hỗ trợ điều trị viêm phổi do sự tấn công của phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae

Cefdinir 300mg hỗ trợ điều trị viêm phổi do sự tấn công của phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae

Ngoài ra, Cefdinir 300mg còn được sử dụng để điều trị viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng nhiễm trùng cấu trúc da ở trẻ nhỏ. 

3.2. Chống chỉ định 

Các trường hợp chống chỉ định của kháng sinh Cefdinir 300mg bao gồm:

  • Người bị dị ứng, mẫn cảm thành phần trong thuốc. 
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là do sự tấn công của Clostridium Difficile.
  • Người đang bị suy thận nặng. 
  • Người có tiền sử dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin và Beta - lactams. 

4. Liều dùng và cách dùng Cefdinir 300mg

4.1. Liều dùng 

4.1.1. Liều lượng áp dụng cho người bị viêm phổi

Người lớn và trẻ nhỏ trên 13 tuổi bị viêm phổi có thể dùng 300mg/lần x 2 lần/ngày, duy trì dùng thuốc trong 10 ngày. 

4.1.2. Liều lượng áp dụng cho người bị viêm xoang cấp tính

  • Người lớn: 300mg/lần x 2 lần/ngày, duy trì dùng thuốc trong khoảng 10 ngày. 
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 12 tuổi: 7mg/kg/12 tiếng, duy trì dùng thuốc trong 10 ngày. 

Người bị viêm xoang cấp tính có thể được chỉ định sử dụng Cefdinir 300mg

Người bị viêm xoang cấp tính có thể được chỉ định sử dụng Cefdinir 300mg

4.1.3. Liều lượng áp dụng cho người bị nhiễm trùng cấu trúc da nhưng không biến chứng 

  • Người lớn: 300mg/lần x 2 lần/ngày, duy trì dùng thuốc trong khoảng 10 ngày. 
  • Trẻ nhỏ: 7mg/kg/12 tiếng, duy trì dùng thuốc trong 10 ngày. 

4.1.4. Liều lượng áp dụng cho người bị viêm amidan và viêm họng

  • Người lớn: 300mg/lần x 2 lần/ngày, duy trì dùng thuốc trong khoảng 5 đến 10 ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 12 tuổi: 7mg/kg/12 tiếng, duy trì dùng thuốc trong 5 đến 10 ngày

4.1.5. Liều lượng áp dụng cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi bị viêm tai giữa cấp tính

Bổ sung Cefdinir theo đường uống, với liều lượng tương đương 7mg/kg/12 tiếng, có thể dùng trong khoảng 10 ngày. 

4.1.6. Liều lượng áp dụng cho người bị viêm phế quản mạn tính

Người lớn và trẻ nhỏ trên 3 tuổi có thể bổ sung 300mg/lần/12 tiếng, có thể uống trong khoảng 10 ngày.

4.1.7. Liều lượng áp dụng cho người bị suy thận

Với bệnh nhân bị suy thận, liều lượng sử dụng Cefdinir được tính toán dựa theo sự thay đổi của độ thanh thải Creatinin. Trong đó:

  • Nếu độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn 30mL/phút ở người lớn: Liều lượng sử dụng Cefdinir không lớn hơn 300 mg/ngày. 
  • Nếu độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn 30mL/phút/1,73 m2 ở trẻ nhỏ: Liều lượng sử dụng Cefdinir không lớn hơn 7mg/kg/ngày. 

Lưu ý, Cefdinir vốn là thuốc kê đơn. Do vậy, người dùng tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng tại nhà khi chưa thăm khám, được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Tất cả hướng dẫn về liều lượng đề cập trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho tư vấn của chuyên gia y tế. 

4.2. Cách dùng 

Cefdinir 300mg điều chế theo dạng viên nén nên người dùng sẽ bổ sung vào cơ thể theo đường uống. Trong đó, 2 lần uống thuốc liên tiếp phải cách nhau 12 tiếng. 

Mỗi lần dùng Cefdinir 300mg phải cách nhau 12 tiếng

Mỗi lần dùng Cefdinir 300mg phải cách nhau 12 tiếng

5. Tác dụng phụ của Cefdinir 300mg

Giống như hầu hết những loại thuốc khác, Cefdinir 300mg vẫn kèm theo tác dụng phụ. Cụ thể trong khi sử dụng loại thuốc này, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhất định theo bảng tổng hợp sau đây. 

Thường gặpÍt gặpHiếm gặp

- Da nổi phát ban. 

- Da bị nhiễm trùng do tác nhân nấm Candida. 

- Đi ngoài ra phân lỏng. 

- Âm đạo và âm hộ bị nhiễm trùng nấm men. 

- Buồn nôn. 

- Đau đầu. 

- Dạ dày co thắt.

- Đầy bụng. 

- Khó tiêu. 

- Cơ thể bị sốc phản vệ. 

- Xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu giảm, thiếu máu bất sản. 

- Dịch âm đạo tiết ra bất thường. 

- Táo bón. 

- Miệng bị khô. 

- Ngứa ngáy. 

- Khó ngủ. 

- Chóng mặt. 

Tổng hợp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefdinir 

Nếu nhận thấy tác dụng phụ không thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng, bạn hãy nhanh chóng đi tái khám để được bác sĩ kiểm tra và can thiệp (nếu cần thiết), tránh biến chứng nguy hiểm. 

6. Lưu ý khi dùng thuốc Cefdinir 300mg

6.1. Khả năng tương tác của thuốc

Sự tương tác với nhiều loại thuốc khác ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết Cefdinir. Cụ thể, khả năng bài tiết Cefdinir thường có xu hướng giảm khi kết hợp với Digoxin, Aspartame, Cefotiam,... Vậy nên, bạn hãy thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng trước khi được kê đơn sử dụng kháng sinh Cefdinir. 

6.2. Xử lý khi uống quá liều hoặc quên liều

Nếu như uống quá liều Cefdinir 300mg, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí. Còn nếu vô tình quên liều, bạn chỉ cần uống thuốc ngay khi nhớ ra. Trường hợp gần đến thời điểm uống liều thuốc tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều thuốc vừa quên và uống liều mới.

6.3. Đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc

Những đối tượng cẩn thận trọng khi dùng thuốc Cefdinir 300mg bao gồm: 

  • Người bị mẫn cảm, dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. 
  • Người hay bị dị ứng, sinh ra trong gia đình có người bị hen phế quản, dễ bị dị ứng. 
  • Người bị mắc chứng rối loạn chức năng thận. 
  • Người bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách tiêm, truyền. 
  • Người cao tuổi. 
  • Người đang điều trị bệnh khác. 
  • Người hay phải điều khiển máy móc, phương tiện giao thông. 
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú. 

Người lớn tuổi cẩn thận trọng khi dùng kháng sinh Cefdinir 300mg

Người lớn tuổi cẩn thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh Cefdinir 300mg

Giống như nhiều loại kháng sinh phổ biến khác, việc lạm dụng Cefdinir dễ tạo điều kiện cho nhiều chủng kháng khuẩn phát triển. Do vậy, trong thời gian dùng thuốc, bạn cần chú ý lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm biểu hiện bất thường để thông báo kịp thời cho bác sĩ. 

Tốt nhất nếu chưa kiểm tra sức khỏe, chưa tham khảo tư vấn của bác sỹ chuyên môn, bạn không nên tự ý dùng những loại thuốc kháng sinh như Cefdinir 300mg tại nhà. Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế chất lượng như Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ