Tin tức
Những tác hại khi đeo tai nghe nhiều không nên chủ quan
- 16/01/2023 | Giới thiệu cơ sở có bác sĩ tai mũi họng giàu kinh nghiệm, tận tâm
- 13/01/2023 | Khám tai mũi họng định kỳ bảo vệ tốt sức khỏe của bạn
- 10/01/2023 | Đa chấn thương do tai nạn giao thông và cách xử trí phù hợp
1. Những tác hại khi đeo tai nghe nhiều
Đeo tai nghe gần như là sở thích và thói quen của rất nhiều bạn trẻ. Tai nghe thường được dùng để nghe nhạc, xem phim hoặc đơn giản là giảm tiếng ồn xung quanh,… Tuy nhiên, việc sử dụng tai nghe quá thường xuyên, nghe âm lượng quá lớn, hoặc dùng tai nghe không phù hợp sẽ dẫn đến những nguy hại khôn lường đến sức khỏe. Trong đó phải kể đến những tình trạng khá thường gặp như:
Gây đau đầu
Đeo tai nghe và nghe nhạc hoặc xem phim, nói chuyện trong thời gian lâu, thường xuyên sẽ làm tăng áp lực lên ống tai. Từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng tiền đình trong tai, gây đau đầu, chóng mặt. Đây là tình trạng khá thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng tai nghe với tần suất lớn.
Đeo tai nghe thường xuyên là thói quen có hại đối với sức khỏe
Giảm thính lực
Chúng ta có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài là nhờ tai. Trong tai có cơ chế hoạt động tương đối phức tạp với nhiều bộ phận, mỗi bộ phận sẽ có những chức năng riêng. Khi tiếp nhận âm thanh, trong tai sẽ xảy ra phản ứng di truyền, đầu tiên là sóng âm thanh làm rung màng nhĩ, ốc tai và các tế bào lông. Sau đó các tế bào lông sẽ gây phản ứng di truyền để truyền tín hiệu đến não và được ghi nhận dưới dạng âm thanh. Một trong những tác hại khi đeo tai nghe nhiều chính là việc sóng âm thanh quá thường xuyên hoặc quá lớn sẽ khiến tế bào lông mất đi chức năng nhạy cảm với rung động, bị uốn cong và suy giảm thính lực. Lâu dần, tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn làm giảm khả năng nghe.
Gây nhiễm trùng vùng tai
Rất nhiều người có thói quen đeo tai nghe khi chạy bộ, đi xe, thể dục, hoặc không nghe nhạc hay không nói chuyện qua điện thoại cũng đeo tai nghe. Khi thời tiết nóng nực, mồ hôi vã ra sẽ khiến tai nghe bị ẩm, ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại. Đeo tai nghe sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tai gây viêm tai, nhiễm trùng tai, rất nguy hiểm.
Một trong những tác hại khi đeo tai nghe nhiều là gây giảm thính lực
Tăng sự phát triển của ráy tai
Ít ai biết rằng việc đeo tai nghe thường xuyên chính là hành động khiến cho ráy tai phát triển nhiều hơn. Chúng bít trong tai, gây ù tai, thậm chí là giảm thính lực, điếc tai nếu không được xử trí kịp thời.
Bị đau tai
Một trong những tác hại khi đeo tai nghe nhiều chính là cảm giác đau tai khó chịu. Nếu nghe tai nghe liên tục quá 60 phút sẽ cảm nhận rất rõ cảm giác này, cảm giác đau trong tai, nhức trong ống tai, ù tai, đau đầu rất khó chịu.
2. Đeo tai nghe thế nào cho đúng?
Đôi khi do yêu cầu công việc thì sử dụng tai nghe là cần thiết. Hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi thì đeo tai nghe để thưởng thức những bản nhạc yêu thích cũng là cách giảm stress rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng tai nghe phải đúng cách, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khả năng nghe:
Để mức âm lượng phù hợp
Khi đeo tai nghe, mức âm lượng phù hợp nhất là không quá 60% so với mức cao nhất của âm thanh từ thiết bị gắn tai nghe. Không nên nghe âm lượng quá lớn sẽ gây áp lực mạnh đến màng nhĩ, gây ù tai, ảnh hưởng xấu đến chức năng thính giác, tránh những tác hại khi đeo tai nghe nhiều.
Sử dụng tai nghe phù hợp
Nhiều trường hợp bị đau tai khi dùng tai nghe là sử dụng sản phẩm không phù hợp. Tai nghe quá to, làm bằng nhựa cứng,… sẽ khiến tai bị đau và khó chịu. Nên chọn loại tai nghe có phần bảo vệ bằng mút xốp mỏng, êm, thiết kế gắn vừa với lỗ tai.
Nên sử dụng loại tai nghe phù hợp với từng người
Thời lượng sử dụng tai nghe vừa phải
Chỉ nên đeo tai nghe không quá 2h/ngày. Mỗi lần sử dụng không nên quá 60 phút. Nên cho tai được nghỉ ngơi trong quá trình sử dụng tai nghe. Nếu điều kiện công việc yêu cầu phải dùng đến tai nghe để tránh nhiễu âm thanh từ bên ngoài thì bạn có thể thay thế bằng mút xốp hoặc bông gòn.
Vệ sinh tai nghe thường xuyên
Tai nghe là vật dụng cá nhân nên cần được vệ sinh thường xuyên. Làm sạch đúng cách để vừa giữ sạch tai nghe vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Không nên dùng chung tai nghe vì có thể gây lây lan vi khuẩn có hại. Đây cũng là cách để giảm tác hại khi đeo tai nghe nhiều.
Nên sử dụng app đo cường độ âm thanh
Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì âm lượng phù hợp để người nghe không gây ảnh hưởng đến thính giác là mức 70 dBA. Việc sử dụng tai nghe âm thanh trên mức này có thể gây giảm thính giác nghiêm trọng theo thời gian. Hiện nay, để tiện lợi hơn, bạn có thể cài đặt ứng dụng đo cường độ âm thanh. Đây là ứng dụng giúp đo mức độ ồn của môi trường và mức decibel từ các thiết bị, là cách hiệu quả để kiểm soát mức độ âm thanh từ tai nghe nếu sử dụng thiết bị này thường xuyên.
Nên ứng dụng các giải pháp an toàn khi đeo tai nghe
3. Làm sao để bảo vệ thính giác khi có thói quen đeo tai nghe thường xuyên?
Với những người thường xuyên đeo tai nghe do sở thích hoặc yêu cầu công việc, môi trường hoạt động thì việc kiểm soát và bảo vệ thính lực là điều không nên chủ quan. Để tránh những tác hại khi đeo tai nghe nhiều, người dùng nên đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu về suy giảm thính lực, mất thính giác. Đặc biệt là những dấu hiệu như: ù tai, đau tai, nghe kém, nghe không rõ trong môi trường ồn ào, xuất hiện tình trạng viêm tai, ngứa trong tai,… Khi có bất cứ những dấu hiệu nào trên đây, bạn cần phải được đi khám ngay lập tức để xác định tình trạng và khắc phục kịp thời.
Nên kiểm tra thính lực thường xuyên nếu có điều kiện, nhất là những người trên 50 tuổi hoặc người phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn. Nếu có dấu hiệu bất thường về suy giảm thính lực hoặc các vấn đề về tai, quý khách hàng có thể đến chuyên khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám. Tổng đài 1900 56 56 56 hoạt động 24/7 luôn sẵn sàng tiếp nhận các cuộc gọi tư vấn, đặt lịch khám của khách hàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!