Tin tức

Những thông tin cần biết về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Ngày 20/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một trong những bệnh có thể gây nguy hiểm dẫn đến tử vong do mất máu hoặc xuất huyết não. Song trong một số trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự hồi phục mà không yêu cầu can thiệp điều trị. Tìm hiểu về tình trạng giảm tiểu cầu miễn dịch giúp bạn sớm nhận biết bệnh và xây dựng phương án kiểm soát phù hợp.

1. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì? 

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch còn được biết đến dưới các tên gọi như giảm tiểu cầu vô căn hay giảm tiểu cầu miễn dịch, là một rối loạn tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể tấn công các tiểu cầu. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ em đến người lớn, gây ra tình trạng chảy máu do giảm số lượng tiểu cầu trong máu. 

Xuất huyết giảm tiểu cầu được chia thành 2 dạng: 

  • Giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính: Chủ yếu xảy ra với trẻ em sau khi cơ thể mắc bệnh do virus và hầu hết có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong thời gian khoảng 2 tháng. 
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính: Chủ yếu xảy ra ở người lớn và không xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Bệnh kéo dài dai dẳng từ 3 tháng trở lên. 

Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể là nguyên phát, được xem là một dạng rối loạn tự miễn hoặc thứ phát xảy ra với những người mắc bệnh lý như nhiễm trùng mạn tính, ung thư máu. Ngoài ra, các trường hợp rối loạn miễn dịch ảnh hưởng đến tiểu cầu cũng có thể kế phát gây xuất huyết giảm tiểu cầu.

Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tiểu cầu gây bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tiểu cầu gây bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch 

Việc tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng phổ biến giúp bạn đưa ra biện pháp phòng tránh thích hợp cũng như nhận biết bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời. 

Nguyên nhân

Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch thường bắt nguồn từ việc cơ thể tạo ra các kháng thể tự thân nhắm vào các kháng nguyên trên bề mặt của tiểu cầu. Những kháng thể này ngăn cản sự kết tập của tiểu cầu, dẫn đến tăng phá hủy chúng, thường là ở lách, đồng thời cản trở quá trình tạo mới cũng như giải phóng tiểu cầu từ các tế bào nhân khổng lồ.

Ở trẻ em, các tự kháng thể này có thể được khởi động bởi các kháng nguyên của virus. Nguyên nhân gây bệnh ở người lớn vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Đối tượng dễ bị xuất huyết giảm tiểu cầu 

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao cần lưu ý là: 

  • Trẻ em ở độ tuổi từ 2 – 6 và thể mạn tính thường gặp nhiều hơn ở trẻ trên 7 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam. 
  • Mẹ bầu bị xuất huyết giảm tiểu cầu thì trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh. 
  • Đối với người lớn mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống. nhiễm HIV,… cũng dễ bị xuất huyết giảm tiểu cầu. 

Triệu chứng

Các biểu hiện của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường không điển hình. Tùy trường hợp mà triệu chứng có thể xảy ra nhanh hoặc chậm. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh là: 

  • Nhiều vị trí trên cơ thể xuất hiện các chấm đỏ hoặc tím giống như phát ban.
  • Các chấm xuất huyết kết hợp thành ban đỏ, tím hoặc nâu trên da với kích thước lớn. 
  • Khi máu tụ dưới da sẽ dẫn đến xuất hiện các vết bầm tím. Người bệnh sẽ thường xuyên thấy cơ thể bị bầm mà không rõ nguyên nhân từ đâu. 
  • Chảy máu mũi, chảy máu nướu răng thường xuyên. 
  • Trong phân hoặc nước tiểu có lẫn máu. 
  • Nữ giới thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều, rong kinh
  • Nếu phẫu thuật, máu sẽ chảy nhiều hơn bình thường.

Nhiều vị trí trên da nổi chấm đỏ khi bị giảm tiểu cầu miễn dịch

Nhiều vị trí trên da nổi chấm đỏ khi bị giảm tiểu cầu miễn dịch

Biến chứng

Hầu hết các trường hợp bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch đều ở mức độ nhẹ, có những ca bệnh tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh có thể chủ quan. Có những trường hợp xuất huyết não và tử vong mặc dù tình trạng này khá hiếm gặp. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ có nguy cơ mất máu nhiều lúc sinh nở. Do đó, người bệnh cần phải được điều trị sớm để kiểm soát số lượng tiểu cầu trong máu ở mức ổn định. Trẻ có mẹ bị giảm tiểu cầu miễn dịch cần phải được kiểm tra sức khỏe, đánh giá số lượng tiểu cầu ngay khi sinh ra để hạn chế những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra. 

Trẻ có mẹ bị xuất huyết giảm tiểu cầu cần được kiểm tra ngay sau khi sinh

Trẻ có mẹ bị xuất huyết giảm tiểu cầu cần được kiểm tra ngay sau khi sinh

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, người bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và đưa ra biện pháp quản lý bệnh phù hợp.

Chẩn đoán 

Khi bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng sau: 

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm phết máu ngoại vị. 
  • Sinh thiết tủy xương.
  • Một số xét nghiệm khác để tìm kiếm nguyên nhân như test Coomb's, CMV, EBV,...

Điều trị 

Những trường hợp tiểu cầu giảm không quá đáng kể hoặc các triệu chứng của bệnh ở mức độ nhẹ thì chỉ cần theo dõi, xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên, kết hợp thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng. Những trường hợp cần thiệp y tế, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp như: 

  • Dùng thuốc: Corticosteroid, thuốc chủ vận thụ thể Immunoglobulin hoặc Thrombopoietin hoặc một số loại thuốc ức chế miễn dịch. 
  • Điều trị tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn dẫn đến giảm tiểu cầu miễn dịch. 
  • Truyền tiểu cầu với những bệnh nhân có hàm lượng tiểu cầu giảm thấp quá mức hoặc chảy máu nghiêm trọng. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ lách nhằm mục đích cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu miễn dịch. 

Bất kể phương pháp điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nào cũng đều gây ra những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ theo các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cần tránh làm cơ thể tổn thương để hạn chế nguy cơ chảy máu, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe. Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ để thăm khám, chẩn đoán và theo dõi tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ. 

MEDLATEC không chỉ được trang bị hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại mà còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP. 

Quý khách nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ giảm tiểu cầu miễn dịch

Quý khách nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ giảm tiểu cầu miễn dịch

Để đặt lịch khám chữa bệnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ