Tin tức

Những thông tin cần biết về hội chứng phát ban nhiễm trùng

Ngày 22/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Hội chứng phát ban nhiễm trùng là bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em nên được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến hiện tượng này sẽ giúp ích cho bệnh nhân cũng như hạn chế tối đa nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

1. Khái niệm hội chứng phát ban nhiễm trùng và nhận biết các dạng ban

Khái niệm 

Hội chứng phát ban nhiễm trùng là một trong những tình trạng nổi ban trên da gồm các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên khỏi bề mặt, xuất hiện sau khi sốt. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ các loại vi khuẩn, virus,... 

Tình trạng phát ban nhiễm trùng thường phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Tình trạng phát ban nhiễm trùng thường phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi 

Bệnh phổ biến ở nhóm trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi vì đây là giai đoạn hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện hoặc lượng kháng thể được truyền từ cơ thể mẹ giảm dần. Mặc dù không chiếm tỷ lệ cao nhưng nếu hội chứng phát ban nhiễm trùng không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Phân biệt các dạng ban 

  • Ban dạng dát có đặc điểm bằng phẳng với bề mặt da, dạng chấm hoặc vết, màu hồng hoặc đỏ. 

  • Ban dạng sẩn thường nổi nhô cao trên da, nhỏ, đường kính dưới 5mm, sờ mịn, đôi khi còn có sự phối hợp với ban dát. 

  • Ban mảng thường nhô lên trên bề mặt da, đường kính lớn hơn 5mm, mặt phẳng.

  • Ban nốt phỏng thường nhỏ, nổi cao hơn bề mặt da và có chứa dịch trong. 

  • Ban bọng nước tương tự như nốt phỏng nhưng tiết diện lớn hơn, rất dễ vỡ khiến dịch thoát ra ngoài. 

  • Mụn mủ có thể nổi cao hơn da hoặc bên trong da, có chứa dịch mủ bên trong. 

  • Tử ban chìm là tình trạng ban xuất huyết lấm tấm hoặc mảng nhưng không nổi trên bề mặt da hay sờ không thấy gờ. 

  • Tử ban nổi là tình trạng ban xuất huyết nhô lên khỏi bề mặt, thường do viêm thành mạch máu tạo nên.

hội chứng phát ban nhiễm trùng

Có thể chia ban thành nhiều dạng khác nhau tùy theo đặc điểm hình thái 

2. Những trường hợp phát ban nhiễm trùng thường gặp 

Tìm hiểu những loại ban nhiễm trùng thường gặp cũng được xem là phương pháp phòng tránh hội chứng hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Những trường hợp thường gặp của hội chứng phát ban nhiễm trùng bao gồm: 

Ban dạng sởi hoặc tinh hồng nhiệt

Ban dạng sởi hoặc tinh hồng nhiệt là những trường hợp hay gặp hiện nay của hội chứng phát ban nhiễm trùng. Chúng có đặc điểm của ban dát hoặc sẩn, có thể rời rạc hoặc liền nhau, xuất hiện toàn thân trừ lòng bàn tay, bàn chân. Tùy vào mỗi nguyên nhân mà có thể nhận biết được các dạng ban khác nhau: 

  • Ban tinh hồng nhiệt do liên cầu, có thể chẩn đoán thông qua lâm sàng. Những người trẻ tuổi là đối tượng dễ gặp ban này với triệu chứng đau họng cấp, ban nổi dày đặc, xuất hiện nhiều ở vùng da có nếp gấp, viền, không có khoảng da lành, có chỗ bong vảy thành mảng rồi mờ dần. 

  • Sởi gặp nhiều ở nhóm trẻ từ 3 - 7 tuổi, phát hiện thông qua triệu chứng lâm sàng như viêm mũi, họng, dấu Koplik, tiến triển kịch phát, mọc từ trên đầu rồi đến chân.

  • Người mắc bệnh Rubella sẽ xuất hiện bạn dạng sởi sau ban tình hồng nhiệt, hạch sưng to, gia tăng số lượng bạch cầu đơn nhân, đau nhức các cơ. 

  • Ban đỏ ở trẻ em hay còn gọi là bệnh ngoại ban kịch phát thường là do Virus Herpes type 6 gây ra. 

  • Nhiễm trùng tiên phát do Virus Epstein-Barr, có khoảng 5 - 10% trường hợp là ban dạng sởi tự nhiên. Ban dạng sởi hay ban tinh hồng nhiệt xuất hiện sau khi dùng Ampicillin phổ biến hơn, 95 - 100%. Trường hợp này có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm huyết thanh học và sự gia tăng số lượng bạch cầu đơn nhân. 

  • Dị ứng thuốc dẫn đến nổi ban cũng được xem là một trong những trường hợp thường gặp của hội chứng phát ban nhiễm trùng hiện nay. Trường hợp này có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc và không loại trừ dạng ban nào. 

  • Enterovirus loại Echo và Coxsackie thường gây hiện tượng phát ban dạng sởi đi kèm với những triệu chứng ít điển hình của nhiễm trùng như cúm giả, tiêu chảy, đau đầu, đau mỏi cơ. Một số trường hợp lại xuất hiện triệu chứng viêm màng não, tăng lympho hoặc bệnh Bornhol. Ngoại ban của Boston do Virus ECHO 16 và 19  gây hội chứng màng não là dạng thường gặp nhất. 

Ban dạng sởi thường gặp ở trẻ từ 3 - 7 tuổi

Ban dạng sởi thường gặp ở trẻ từ 3 - 7 tuổi

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến ban dạng tinh hồng nhiệt hoặc sởi còn có thể từ các nguyên nhân như virus (đại hồng ban dịch tễ, viêm gan B, Adenovirus 1, 2, 3, 4, 7, Arbovirus), vi khuẩn (hội chứng phát ban nhiễm trùng do tụ cầu, bệnh thương hàn, Leptospira, Brucella,...), ký sinh trùng (Toxoplasma,...), bệnh Kawasaki, hội chứng sốt, viêm hạch, da,...

Ban dạng nốt phỏng hay có mủ thường 

Trường hợp này thường xuất phát từ hiện tượng nhiễm trùng. Đối với các ban dạng phỏng nước thì nguyên nhân thường do tình trạng miễn dịch như bệnh thủy đậu, Zona ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, viêm màng não mủ, nhiễm trùng tụ cầu,...

  • Dạng nốt phỏng thường do virus như Herpes, Enterovirus, virus thủy đậu, Zona, Coxsackie A16,... 

  • Ban có mủ thường xuất hiện ở bệnh viêm nang lông do tụ cầu hoặc tình trạng xuất huyết do nhiễm trùng máu hay não mô cầu.  

Ban gan bàn tay, bàn chân 

Các ban thuộc trường hợp này rất đa dạng và thường dựa vào hình thái. Nguyên nhân dẫn đến các ban thuộc trường hợp này thường do bệnh giang mai với tốc độ lây lan mạnh, thủy đậu, hội chứng tay - chân - miệng, sốt phát ban, viêm nội tâm mạc,...

Ban đỏ nút (Erythema nodosum) 

Ban đỏ nút là tình trạng viêm da hay các tổ chức dưới da bán cấp, thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến phát ban nhiễm trùng dạng này là do tình trạng viêm các mạch lớn dưới da, tạo nên các nốt đỏ, hồng nổi rõ, đường kính từ 2 - 4cm. Có thể gặp ban nút đỏ nổi ở hai bên mào xương chày hoặc trước xương cánh tay (30%), sờ có cảm giác đau, chắc và có thể di chuyển. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân cũng có thể được xem là lý do dẫn đến hội chứng phát ban nhiễm trùng ở dạng đỏ nút như lao tiên phát, nhiễm trùng liên cầu, tổn thương da do dị ứng, bệnh Yersinia, vi khuẩn, ký sinh trùng, viêm đường ruột mạn tính, viêm loét đại tràng, bạch cầu u lympho hay bệnh tự miễn. 

Ban đa hình thái 

Tình trạng này thường là do miễn dịch dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số nguyên nhân khác gây nên. Các ban đa hình thái có thể phân loại theo mức độ tổn thương trên da ở nhiều vị trí hoặc hội chứng Steven Johnson dẫn đến hoại tử. 

Dị ứng thuốc cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến phát ban 

Dị ứng thuốc cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến phát ban 

Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng phát ban nhiễm trùng để độc giả tham khảo. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác lạ thì nên đến cơ sở y tế chất lượng để kiểm tra. 

Nếu bạn đang cần một nơi để tư vấn hay thăm khám sức khỏe, hãy gọi ngay đến hotline: 1900.56.56.56 của Bệnh viên Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ. Với hơn 25 kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đây sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn và người thân lựa chọn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ