Tin tức
Nhuyễn xương ở trẻ: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- 20/08/2021 | Nguyên nhân gây ra tình trạng nhuyễn xương - cách điều trị
- 20/08/2021 | Nguyên nhân gây thiếu xương và những cách khắc phục hiệu quả
- 20/08/2021 | Đau xương khớp dai dẳng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
1. Nhuyễn xương ở trẻ là bệnh gì?
Có lẽ không ít người nghĩ rằng bệnh lý về xương chủ yếu gặp ở người già do thiếu hụt canxi hoặc bệnh lý bẩm sinh, song trẻ nhỏ cũng có thể phải đối mặt với vấn đề này nếu thiếu hụt Vitamin D. Đó là tình trạng nhuyễn xương, hay mềm xương, vì thế xương dễ bị cong gãy hơn bình thường.
Nhuyễn xương có triệu chứng giống với loãng xương
Tình trạng loãng xương và nhuyễn xương về cơ bản khá giống nhau, cũng do sự thiếu hụt canxi và Vitamin D, việc điều trị tương tự nhau song nguyên nhân là khác nhau. Loãng xương là bệnh phát triển do sự suy yếu dần dần trong xương do thiếu hụt Vitamin D và canxi, còn nhuyễn xương là kết quả của khiếm khuyết trong quá trình tạo xương.
Nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không có đủ canxi và photphat cho quá trình tạo xương dẫn đến nhuyễn xương bao gồm:
Thiếu hấp thu Vitamin D
Do chế độ ăn uống nghèo nàn Vitamin D là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhuyễn xương ở trẻ cũng như tình trạng loãng xương trên toàn thế giới.
Thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Những trẻ sống ở khu vực tối hoặc dành ít thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dễ gặp tình trạng nhuyễn xương do ánh sáng mặt trời có vai trò chuyển hóa tiền tố Vitamin D thành Vitamin D của cơ thể. Do đó, dù chế độ ăn đủ Vitamin D nhưng thiếu tiếp xúc với ánh nắng, lượng Vitamin D này cũng không được hấp thu.
Nhuyễn xương do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Bệnh Celiac
Đây là một dạng rối loạn tự miễn gây tổn thương niêm mạc ruột non - cơ quan tiêu hóa có vai trò hấp thu dinh dưỡng. Một trong những dinh dưỡng kém hấp thu do bệnh lý này là Vitamin D.
Phẫu thuật tiêu hóa
Những trẻ thực hiện phẫu thuật tiêu hóa như cắt bỏ ruột non, dạ dày,… cũng làm giảm hấp thu Vitamin D cũng như nhiều khoáng chất khác dù bữa ăn cung cấp đủ.
Rối loạn chức năng thận hoặc gan
Vitamin D sau khi được hấp thu sẽ chuyển đến xử lý sang dạng cơ thể sử dụng tại gan, rối loạn chức năng của cơ quan này hoặc thận cũng làm cản trở khả năng xử lý Vitamin D của cơ thể.
Nguyên nhân do thuốc
Các nhà khoa học đã phát hiện, 1 số thuốc điều trị tiêu biểu là thuốc điều trị động kinh bao gồm phenobarbital và phenytoin có nguy cơ gây loãng xương.
2. Chẩn đoán nhuyễn xương ở trẻ
Trẻ bị nhuyễn xương có những triệu chứng lâm sàng đặc trưng như: kém phát triển hệ xương, xương thiếu cứng chắc, dễ cong gãy,… tuy nhiên để chẩn đoán chính xác cần cả kết quả xét nghiệm hỗ trợ. Nhiều trẻ bị nhuyễn xương mức độ chưa nặng chưa có triệu chứng rõ ràng nên ít được kiểm tra. Nhuyễn xương ở người trưởng thành ban đầu không có triệu chứng, dần dần sẽ gây đau xương, yếu cơ, nhạy cảm ở xương hoặc gãy xương tự phát.
Nhuyễn xương dẫn đến kém phát triển ở trẻ
Các xét nghiệm chẩn đoán nhuyễn xương cũng như phân biệt nhuyễn xương với các bệnh lý về xương khác bao gồm:
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Đo định lượng các khoáng chất bao gồm: calci, phospho, PTH, phosphatase kiềm,…
Chụp X-quang
Tổn thương xương dù nhỏ hay sự thiếu hụt Canxi dẫn đến giảm mật độ xương cũng hiển thị khá rõ ràng trên phim chụp X-quang. Tuy nhiên chụp X-quang không giúp phân biệt nhuyễn xương hay loãng xương do hình ảnh nới lỏng các khu chuyển đổi là giống nhau.
Đo tỷ trọng xương
Đo tỷ trọng xương để đánh giá mức độ thiểu sản.
Sinh thiết xương
Bác sĩ sẽ sử dụng 1 kim mảnh đâm qua da vào xương, lấy 1 mẫu nhỏ xương để phân tích dưới kính hiển vi. Đây là xét nghiệm chính xác cho thấy tình trạng nhuyễn xương hay loãng xương, song phương pháp này gây đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng nên chỉ định dùng trong trường hợp cần thiết.
3. Điều trị và phòng ngừa nhuyễn xương
Bản chất bệnh nhuyễn xương là do thiếu hụt Vitamin D và các chất trong quá trình tạo xương, sau khi xác định được nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt này, bệnh nhân sẽ điều trị khắc phục nguyên nhân để đảm bảo quá trình tổng hợp xương diễn ra bình thường.
Bổ sung Vitamin D là cách điều trị nhuyễn xương
3.1. Nhuyễn xương thiếu hụt Vitamin D do ăn uống
Bệnh nhân sẽ được bổ sung Vitamin D qua đường uống, ít trường hợp phải tiêm qua đường tĩnh mạch cánh tay. Liều uống điều trị nhuyễn xương là ergocalciferol 50.000 UI uống 1 - 2 lần mỗi tuần, duy trì trong 6 - 12 tháng. Sau thời gian này, tiếp tục dùng 400UI/ngày duy trì, nếu kết hợp tình trạng kém hấp thu thì sử dụng liều cao hơn.
3.2. Nhuyễn xương do thiếu phosphat
Phosphat mất qua thận gây thiếu dinh dưỡng này trong quá trình tạo xương thì bệnh nhân cần bổ sung phosphat suốt đời. Đồng thời vẫn phải dùng thêm Vitamin D để cải thiện giảm hấp thu Calci do thiếu phosphat.
3.3. Nhuyễn xương do phenytoin
Bệnh nhân cũng cần điều trị dự phòng bổ sung Vitamin D qua đường uống, liều lượng 50.000 UI cách 2 tuần.
Ngoài ra, nguyên nhân gây nhuyễn xương là bệnh lý ở ruột, kém hấp thu thì ngoài bổ sung Vitamin D đảm bảo quá trình tạo xương, nên bổ sung khoáng chất kết hợp để đảm bảo sức khỏe.
Nhuyễn xương ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển xương khớp ở trẻ nhỏ, vì thế cha mẹ nên lưu ý chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung Vitamin D đầy đủ từ thực phẩm như sữa, dầu cá, bánh mì, ngũ cốc, lòng đỏ trứng,… Ngoài ra, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút khoảng vài lần mỗi tuần là cần thiết để trẻ có thể chuyển hóa Vitamin D cho cơ thể sử dụng.
Nhuyễn xương ở trẻ cần được phát hiện và điều trị sớm
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, chất lượng, được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay. Các chuyên khoa như Nhi, Xương khớp của bệnh viện đều có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, tận tình với bệnh nhân.
Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị của bệnh viện tiên tiến, hiện đại giúp phát hiện nhiều bệnh lý khó trong thời gian ngắn, từ đó hỗ trợ chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu có nhu cầu cần tư vấn chi tiết hơn, tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!