Tin tức
Nứt gót chân là tại sao? Một số biện pháp khắc phục đơn giản
- 24/09/2024 | Viêm da cơ địa là gì và những thông tin bạn cần biết
- 24/09/2024 | Da bị kích ứng do nguyên nhân nào và làm sao để khắc phục?
- 25/09/2024 | Vì sao da mặt bị ngứa và cách khắc phục đơn giản
1. Vì sao bị nứt gót chân?
Nứt gót chân là tình trạng khô và có vết nứt ở vùng da gót chân. Nguyên nhân gây nên tình trạng khô, nứt da gót chân chủ yếu do:
- Da khô và thiếu ẩm
Khi da ở vùng gót chân không được cung cấp đủ độ ẩm thì lớp da bên ngoài sẽ dễ bị khô cứng, nứt nẻ. Thời tiết lạnh, độ ẩm thấp hoặc sử dụng điều hòa thường xuyên trong mùa hanh khô cũng khiến da khô và dễ nứt nẻ.
- Áp lực lên gót chân
Đứng lâu, đi bộ nhiều hoặc mang giày không vừa chân có thể tạo áp lực cho vùng gót chân. Phải chịu áp lực trong thời gian dài, da ở gót chân sẽ bị kéo giãn ra và có vết nứt.
- Chăm sóc da không đúng cách
Da chân không thường xuyên được dưỡng ẩm, vệ sinh gót chân không kỹ càng, để da chân bị bám bẩn lâu ngày,... là những thói quen khiến da bị khô ráp, tổn thương và nứt nẻ.
Hình ảnh mô phỏng tình trạng nứt gót chân
2. Cách khắc phục tình trạng nứt gót chân tại nhà
2.1. Dưỡng ẩm đều đặn
Dưỡng ẩm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa khắc phục nứt gót chân. Để đảm bảo hiệu quả dưỡng ẩm, tốt nhất nên chọn kem dưỡng chứa glycerin hoặc axit hyaluronic để tăng cường độ ẩm, dưỡng ẩm sâu bên trong, giúp da thêm mềm mịn.
Sau khi tắm hoặc rửa chân sạch, hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng lên gót chân rồi massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Nên làm như vậy đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết để da gót chân không bị nứt nẻ.
2.2. Ngâm chân trong nước ấm
Ngâm chân trong nước ấm giúp làm mềm lớp da khô và dễ dàng loại bỏ tế bào chết hơn. Quá trình ngâm nước ấm cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, tạo cảm giác thư giãn cho chân.
Để ngâm chân trong nước ấm, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm (khoảng 37 - 40 độ C, đủ để ngập chân sau đó thêm vào một chút muối để làm dịu và tăng khả năng kháng khuẩn cho da. Bạn hãy cho chân vào chậu, ngâm 10 - 15 phút rồi dùng khăn bông mềm lau khô, thoa kem dưỡng ẩm cho vùng gót chân.
Ngâm chân trong nước ấm có thể cải thiện tình trạng nứt ngón chân nhưng không nên ngâm quá lâu hoặc quá thường xuyên để tránh làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
2.3. Loại bỏ tế bào chết
Loại bỏ tế bào chết là một phần không thể thiếu để làm mềm và tái tạo da gót chân. Bạn có thể thực hiện quy trình này bằng mặt nạ tẩy da chết cho chân hoặc sử dụng đá bọt, dụng cụ chà gót để làm sạch, làm mịn da gót chân.
Cách thực hiện: Sau khi ngâm chân xong, đắp mặt nạ lên chân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dùng đá bọt, dụng cụ chà gót nhẹ nhàng lên vùng da gót chân. Nếu chà gót, hãy thực hiện theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng để loại bỏ được da chết mà không gây tổn thương da.
Bạn nên thực hiện quá trình này 2 - 3 lần/ tuần để da gót chân luôn mềm mại và tránh tình trạng tích tụ da chết.
Ngâm và tẩy da chết giúp da chân mềm mại, giảm thiểu nứt gót chân
2.4. Bảo vệ gót chân
Nếu các vết nứt ở gót chân đã trở nên nghiêm trọng thì bạn cần phải bảo vệ để tránh khiến vết nứt trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bị nhiễm trùng. Cách bảo vệ gót chân bị nứt đơn giản là:
- Băng gót chân: Bạn có thể mua các loại băng gót chuyên dụng tại các hiệu thuốc để bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi vi khuẩn và bụi bẩn.
- Đi tất mềm: Đi tất làm từ chất liệu cotton mềm mại sẽ giúp chân được ngăn ngừa ma sát để không nứt nghiêm trọng hơn.
- Giảm áp lực lên gót chân: Hạn chế đứng hoặc đi lại quá nhiều khi bị nứt gót chân. Nếu phải đứng hoặc đi bộ nhiều, hãy chọn đi giày có đế mềm và vừa vặn với lòng bàn chân để giảm áp lực lên gót chân. Không nên đi giày cao gót hoặc giày chật vì chúng sẽ làm nứt gót chân nghiêm trọng hơn.
2.6. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
- Giữ chân luôn sạch sẽ
Rửa chân đều đặn mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau khi rửa chân cần lau khô ngay bằng khăn sạch và thoa kem dưỡng ẩm để giữ cho da không bị khô.
- Uống đủ nước
Uống đủ 2 lít nước/ ngày giúp da được cung cấp độ ẩm từ bên trong, ngăn ngừa tình trạng da khô và nứt nẻ.
3. Một số cách dưỡng da gót chân bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà
- Dầu dừa
Dầu dừa là chất dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho da, đặc biệt là đối với vùng da khô và nứt nẻ như gót chân. Sau khi chân đã được làm sạch hoặc ngâm nước ấm, hãy lấy khăn bông mềm thấm khô rồi thoa một lớp dầu dừa mỏng lên khắp vùng gót chân. Dầu dừa sẽ cung cấp độ ẩm và làm mềm vùng da gót chân bị nứt.
Thoa dầu dừa vào gót chân giúp dưỡng ẩm, làm mềm da
- Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và dưỡng ẩm cao, rất tốt để điều trị nứt gót chân.
Bạn có thể pha mật ong với nước ấm và ngâm chân trong khoảng 15 - 20 phút.
Sau đó, rửa lại chân bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm.
- Nha đam
Nha đam giúp làm dịu da và hỗ trợ quá trình tái tạo da bị tổn thương. Nếu bị nứt gót chân, hãy lọc lấy phần gel nha đam tươi rồi thoa một lớp mỏng lên gót chân trước khi đi ngủ rồi rửa sạch vào sáng ngày hôm sau. Nha đam sẽ làm mềm da và giúp vết nứt mau lành.
Nứt gót chân vừa làm giảm vẻ đẹp tự nhiên của đôi chân vừa gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn. Nếu tình trạng nứt gót chân không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà trên đây hoặc vết nứt trở nên đau đớn, chảy máu, bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc điều trị nứt gót chân cần được theo dõi chặt chẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!