Tin tức

Paget vú là gì? Phân tích nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Ngày 10/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Paget vú là một trong những bệnh lý liên quan đến tuyến vú nguy hiểm ở nữ giới. Triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh lý này dễ khiến chị em lầm tưởng với tình trạng viêm da, chàm núm vú. Để chủ động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, chị em nên duy trì tự kiểm tra vú tại nhà và khám tầm soát ung thư vú định kỳ.

1. Paget vú là bệnh gì?

Paget vú là một dạng ung thư vú tương đối hiếm gặp. Bệnh lý này có xu hướng khởi phát tại vùng núm vú, sau đó lan đến quầng vú. 

Paget vú là một dạng ung thư vú tương đối hiếm gặp

Paget vú là một dạng ung thư vú tương đối hiếm gặp

Phụ nữ trên 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị Paget vú. Trong phần lớn các trường hợp, Paget vú có thể là ung thư vú tiềm ẩn, ung thư vú tại chỗ, hoặc ung thư vú dạng xâm lấn. 

2. Triệu chứng nhận biết Paget vú

Thông thường, bệnh Paget vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến núm vú, quầng vú. Chính vì vậy, nhiều chị em dễ nhầm tưởng bệnh lý này với tình trạng viêm da hoặc chàm núm vú. Nhưng nếu chú ý quan sát, bạn vẫn có thể nhận biết Paget vú thông qua một số dấu hiệu đặc trưng như:

  • Vùng da trên núm vú bị đóng vảy hoặc bong tróc. 
  • Da xuất hiện nốt sần sùi, chảy nước hoặc cứng lại như khi bị chàm núm vú hay quầng vú.
  • Da nổi đỏ, ngứa ngáy, nóng ran. 
  • Núm vú tiết ra dịch màu vàng hoặc lẫn máu. 
  • Núm vú bị thụt vào phía trong hoặc dần bằng phẳng với vùng da xung quanh. 
  • Xuất hiện khối u trên vú. 
  • Da vú có xu hướng dày lên. 

Chị em nên cẩn thận với những khối u bất thường trên vú

Chị em nên cẩn thận với những khối u bất thường trên vú

Triệu chứng trên chủ yếu xuất hiện tại một bên vú. Ban đầu, khu vực ảnh hưởng là vùng núm vú, sau đó lan dần đến quầng vú và khu vực xung quanh vú. 

Các triệu chứng có thể biến mất khi điều trị tại chỗ. Điều này khiến người bệnh lầm tưởng rằng đây không phải bệnh lý nguy hiểm. Do đó, chị em không nên tự chữa trị tại nhà mà hãy đi khám nếu cảm thấy vùng vú có dấu hiệu khác thường. 

3. Nguyên nhân gây ra Paget vú

Thực tế, nguyên nhân gây nên bệnh lý này vẫn được xác định chính xác. Hiện nay, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng tình trạng này là hệ quả của bệnh lý ung thư vú tiềm ẩn. Theo đó, tế bào ung thư phát triển từ khối u sẽ di chuyển đến hệ thống ống dẫn sữa, lan tới núm vú và vùng da lân cận. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng Paget núm vú là bệnh lý hình thành tự phát tại vùng núm vú. 

Người từng <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/giup-ban-tim-hieu-phuong-phap-chua-ung-thu-bang-xa-tri-s91-n20379'  title ='xạ trị'>xạ trị</a> có nguy cơ bị mắc Paget vú

Người từng xạ trị có nguy cơ bị mắc Paget vú

Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân nhưng theo các chuyên gia, có một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tuổi tác: Rủi ro mắc bệnh tỷ lệ thuận với độ tuổi. 
  • Tiền sử bệnh lý liên quan đến tuyến vú: Người từng bị ung thư vú, ung thư biểu mô tại chỗ,... thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn đối tượng khác. 
  • Tiền sử bệnh lý của thành viên trong gia đình: Nếu sinh ra trong gia đình có người thân bị ung thư vú, tỷ lệ mắc Paget vú ở chị em cũng cao hơn. 
  • Do đột biến gen BRCA2 và BRCA1: Sự đột biến gen này dễ làm tăng nguy cơ mắc Paget vú, cùng nhiều loại ung thư khác. 
  • Từng tiến hành xạ trị vùng ngực: Nếu từng tiến hành xạ trị vùng ngực trước tuổi 20, tỷ lệ mắc Paget ở chị em có thể cao hơn những người khác. 
  • Tình trạng béo phì: Người bị béo phì được cho là có nguy cơ bị mắc Paget vú cao. 
  • Người sinh con sau tuổi 30, hoặc chưa bao giờ mang thai: Đây là đối tượng dễ bị Paget vú hơn các đối tượng khác. 
  • Một số nguyên nhân khác: Xuất hiện kinh nguyệt trước tuổi 12, mãn kinh khi đã lớn tuổi, thực hiện liệu pháp hormone sau tuổi mãn kinh, lạm dụng rượu bia,... là những yếu tố có thể làm tăng rủi ro bị bệnh.

 4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị Paget vú

4.1. Chẩn đoán 

Để chẩn đoán Paget vú, bác sĩ trước tiên sẽ tiến hành kiểm tra hai bên vú, tìm kiếm dấu hiệu khác thường. Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm thêm xét nghiệm chẩn đoán khác như: 

  • Xét nghiệm sinh thiết vú: Phương pháp này cho phép bác sĩ xác định tế bào gây ung thư, phân loại tính chất khối u,... từ đó tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. 
  • Chụp X-quang vú: Chủ yếu hỗ trợ bác sĩ sàng lọc ung thư. Cụ thể, chụp X-quang thường được chỉ định khi bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường sau khi khám sàng lọc cho bệnh nhân. 
  • Siêu âm vú: Kỹ thuật này hỗ trợ bác sĩ kiểm tra tình trạng khối u (là dạng u rắn hay u nang chứa dịch). 
  • Chụp cộng hưởng từ: Giúp kiểm tra tình trạng bên trong vú. Trường hợp từng đeo túi ngực thẩm mỹ, chụp cộng hưởng từ MRI còn giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng túi ngực. 

Chụp cộng X-quang - một trong những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán Paget vú

Chụp X-quang - một trong những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán Paget vú 

4.2. Điều trị 

Tùy theo tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho người bị Paget vú. Trong đó, cắt bỏ vú, nạo vét hạch bạch huyết ở nách, cắt bỏ khối u,... là một số phương pháp điều trị Paget phổ biến được chỉ định. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể còn phải trải qua một số đợt xạ trị, dùng thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp hormone để kìm hãm tốc độ tổng hợp của một số loại hormone, hoặc chế sự ảnh hưởng của hormone lên tế bào ác tính. Phương pháp điều trị này chủ yếu chỉ định khi khối u đã xâm lấn tới vùng mô lân cận. 

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh

Nếu muốn giảm thiểu phần nào nguy cơ bị Paget vú hay ung thư vú, chị em nên duy trì các thói quen tốt như chế độ sinh hoạt khoa học, tự kiểm tra vú thường xuyên, khám tầm soát vú định kỳ,... Cụ thể: 

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Chị em nên ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ăn cá thay cho các loại thịt đỏ, bổ sung rau, củ, quả, ngũ cốc,... vào khẩu phần ăn. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Nếu có thể, chị em hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút để tăng cường sự dẻo dai, khả năng đề kháng của cơ thể. 
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý: Bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý thông qua việc kiểm soát lượng calo tiêu thụ, luyện tập thể dục thể thao. 
  • Tự khám vú thường xuyên: Chị em hãy duy trì thói quen tự kiểm tra vú vào một ngày cố định hàng tháng, để chủ động phát hiện sớm bất thường, đi thăm khám và điều trị kịp thời. 
  • Khám tầm soát ung thư vú định kỳ: Bên cạnh tự khám vú tại nhà, chị em cũng nên đi ung thư hằng năm. Thông qua khám sàng lọc, bác sĩ có thể phát hiện sớm, tư vấn phác đồ điều trị kịp thời (nếu cần thiết). 
  • Không nên lạm dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh: Việc lạm dụng liệu pháp hormone dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới sau tuổi mãn kinh. Trước khi áp dụng liệu pháp này, chị em hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Chị em hãy duy trì thói quen tự kiểm tra vú

Chị em hãy duy trì thói quen tự kiểm tra vú 

Paget vú thực chất là một dạng ung thư vú. Vì thế, chị em nên phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Nếu nhận thấy bất thường khi tự kiểm tra vú, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín như Chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ