Tin tức
Phác đồ điều trị mụn trứng cá Bộ Y tế: Hiểu đúng, trị đủ, da sáng mịn
- 01/10/2023 | Trị mụn cóc bằng kem đánh răng hiệu quả như thế nào?
- 04/10/2024 | Xông mặt trị mụn có tốt không và cách thực hiện chuẩn
- 23/10/2024 | Góc giải đáp thắc mắc: Bôi kem trị mụn bao lâu thì rửa mặt?
- 09/11/2024 | Huyết thanh trị mụn là gì? Điều trị bằng cách nào?
- 26/12/2024 | Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế cơ bản và lưu ý khi dùng
- 21/02/2025 | Nguyên nhân nổi mụn ẩn trên trán là gì? Trị mụn ẩn như thế nào?
- 18/04/2025 | Minocycline - Kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin, giúp trị mụn trứng cá
1. Nguyên nhân gây mụn trứng cá
mụn trứng cá là tình trạng viêm mạn tính của nang lông, biểu hiện với những nốt mụn có kích thước nhỏ, do bít tắc nang lông, tế bào chết và vi khuẩn. Nguyên nhân hình thành mụn bao gồm:
- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, gây nên tình trạng mụn trứng cá, thường gặp ở nhóm tuổi dậy thì, trước chu kỳ kinh nguyệt, căng thẳng kéo dài.
- Tăng tiết bã nhờn: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm tăng lượng dầu trên da, nhất là vùng chữ T (trán, mũi, cằm). Dầu thừa nhiều kết hợp cùng cùng tế bào chết và bụi bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nổi mụn.
- Lượng dầu thừa không được kiểm soát, kết hợp cùng tế bào chết, bụi bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá.
- Vi khuẩn P.acnes: P.acnes là một trong những loại vi khuẩn tồn tại tự nhiên trên da. Khi lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn phát triển mạnh, gây nên tình trạng viêm, kích ứng da và nổi mụn.
- Yếu tố di truyền: Có thể ảnh hưởng đến cơ địa da dầu, phản ứng da viêm và tốc độ sừng hóa.
Mụn trứng cá xuất hiện nhiều ở vùng trán
2. Phác đồ điều trị mụn trứng cá Bộ Y tế
Phác đồ điều trị mụn trứng cá Bộ Y tế được xây dựng với mục tiêu điều trị toàn diện từ nguyên nhân đến triệu chứng, nhằm mang lại làn da mịn màng, hạn chế tái phát và ngừa sẹo. Cơ chế của phác đồ được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình trạng mụn và cơ địa mỗi người. Nó là sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và các liệu pháp thủ thuật thẩm mỹ khác. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị của phác đồ điều trị mụn trứng cá Bộ Y tế bao gồm:
- Kiểm soát hiệu quả tình trạng tăng tiết bã nhờn.
- Làm sạch sâu lỗ chân lông, hạn chế tình trạng bít tắc.
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes.
- Hạn chế viêm nhiễm, ngăn ngừa sẹo.
Điều trị mụn trứng cá nhẹ
Được áp dụng cho mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn li ti chưa xuất hiện tình trạng viêm. Phác đồ điều trị cho các trường hợp mụn trứng cá nhẹ là sử dụng thuốc bôi tại chỗ gồm:
- Retinol (Adapalene, Tretinoin): Dùng hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn mới.
- Benzoyl Peroxide: Có công dụng kháng viêm và diệt vi khuẩn trên da.
- Kháng sinh bôi (Clindamycin, Erythromycin): Dùng kết hợp cùng Benzoyl Peroxide để mang lại hiệu quả điều trị mụn tốt hơn và tránh kháng thuốc.
Để đạt kết quả trị mụn trứng cá tốt, nên duy trì dùng thuốc 8 - 12 tuần và không nên dùng thuốc kháng sinh đơn độc.
Mụn đầu đen thường xuất hiện ở phần cánh mũi và cằm
Điều trị mụn trứng cá trung bình
Điều trị mụn trứng cá trung bình được áp dụng cho mụn viêm mức độ vừa (sẩn, mủ, có cảm giác đau nhẹ). Phác đồ điều trị cho các trường hợp này là kết hợp sử dụng kháng sinh đường uống và thuốc bôi tại chỗ. Chi tiết như sau:
- Thuốc bôi tại chỗ (Retinoid + Benzoyl Peroxide): Giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn viêm mới và hỗ trợ diệt vi khuẩn hiệu quả.
- Kháng sinh đường uống (Doxycycline, Minocycline, Lymecycline): Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes và làm giảm phản ứng viêm.
Điều trị mụn trứng cá nặng
Được áp dụng cho các trường hợp mụn viêm lớn, mụn nang, mụn bọc và có nguy cơ để lại sẹo. Phác đồ điều trị cho những trường hợp mụn trứng cá nặng là sự kết hợp giữa các loại thuốc điều trị, như Isotretinoin và thuốc nội tiết, cụ thể như sau:
- Thuốc điều trị mụn Isotretinoin: Có công dụng giảm tiết bã nhờn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó làm giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông và viêm. Về chi tiết liều dùng cần thăm khám bác sĩ da liễu để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng và cơ địa của mỗi người.
- Thuốc nội tiết: Dùng cho nữ bị mụn do rối loạn nội tiết tố và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, đối với các trường hợp mụn trứng cá nặng có thể kết hợp với các liệu pháp hỗ trợ như lấy nhân mụn chuẩn y khoa,... để tăng hiệu quả điều trị.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ da liễu?
Bạn nên đến thăm khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng da của bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
- Mụn trứng cá kéo dài quá 3 tháng không cải thiện dù đã thực hiện đúng hướng dẫn của phác đồ điều trị mụn.
- Da xuất hiện tình trạng kích ứng, đỏ, rát và bong tróc nhiều.
- Mụn lan rộng nhanh chóng và có nguy cơ để lại sẹo.
Bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu nếu mụn trứng cá kéo dài 3 tháng
Bài viết trên đây là chi tiết về phác đồ điều trị mụn trứng cá Bộ Y tế. Hiểu đúng, đủ về phác đồ này sẽ giúp bạn có định hướng trị mụn khoa học, tránh để lại thâm nám, sẹo xấu trên khuôn mặt. Nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng như: mụn kéo dài quá 3 tháng không cải thiện, da xuất hiện tình trạng kích ứng, mụn lan rộng, hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả khôn lường.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
