Tin tức

Phương pháp chẩn đoán bệnh do các loại giun lây truyền qua đất

Ngày 18/04/2020
CN Lê Thị Việt Hà - Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC
Hiện nay thực trạng nhiễm các bệnh giun lây truyền qua đất rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy vậy nhưng các biện pháp để chẩn đoán và phòng ngừa bệnh thì chưa được nhiều người biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin về bệnh do giun lây truyền qua đất gây ra và các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh.

1. Đại cương về các loại giun lây truyền qua đất

Một số loài giun lây truyền qua đất được tìm thấy trong phân người, phân chứa trứng giun nhiễm vào trong đất và nước làm ô nhiễm môi trường đất nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những loài giun chính lây truyền qua đất hay gặp ở Việt Nam là: giun đũa (tên khoa học: Ascaris lumbricoides), giun tóc (tên khoa học: Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (tên khoa học: Necator americanus và Ancylostoma duodenale).

Hình 1: Hình ảnh giun trưởng thành và trứng giun tóc

Theo thống kê một phần lớn dân số thế giới bị nhiễm một hoặc nhiều loại giun:

  •  Khoảng 900 triệu người trên thế giới nhiễm giun đũa.

  • Khoảng 700 triệu người trên thế giới người nhiễm giun tóc .

  • Khoảng 600 triệu người trên thế giới nhiễm giun móc.

Những nơi có khí hậu nóng ẩm, vùng ôn đới khả năng xảy ra bệnh cao hơn, nơi có đời sống còn khó khăn, điều kiện sinh hoạt kém cũng dễ mắc bệnh hơn. Được coi là Bệnh nhiệt đới bị bỏ sót (Neglected Tropical Diseases - NTD) là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống con người. Để hạn chế bệnh cần có các biện pháp tuyên truyền giáo dục lối sống sinh hoạt, nâng cao ý thức vệ sinh cho mỗi cá nhân và cộng đồng.

2. Chu kỳ phát triển của các loại giun lây truyền qua đất

Giun trưởng thành ký sinh trong ruột người và đẻ trứng, trứng theo phân của người bệnh ra ngoài môi trường. Nếu người bệnh đi đại tiện ra ngoài môi trường hoặc nếu phân của người nhiễm bệnh được sử dụng làm phân bón cho đất hoặc cây trồng thì trứng sẽ bị nhiễm lại trên đất. 

Hình 2: Vòng đời của giun móc

- Ấu trùng giun đũa và giun tóc có khả năng gây bệnh cho người khi chúng tồn tại trong đất. Người bình thường tiếp xúc với đất hoặc ăn các loại trái cây, rau củ quả trồng ở nơi đó sẽ bị nhiễm ấu trùng của giun. 

- Trứng giun móc gây bệnh, khi trứng phát triển thành ấu trùng ở trong đất sẽ xâm nhập qua da - niêm mạc hoặc đường ăn uống vào cơ thể người và gây bệnh. 

Một số trường hợp người ăn phải trứng giun móc có chứa ấu trùng vào hệ tiêu hóa và phát triển thành giun trưởng thành.

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh do các loại giun lây truyền qua đất

Hình 3: Thực hiện các xét nghiệm bằng mẫu phân

3.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh do giun đũa

- Xét nghiệm phân tìm trứng: là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả nhanh.

+ Dùng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp bằng nước muối sinh lý để tìm trứng giun đũa trong phân.

+ Kỹ thuật xét nghiệm phân Kato để tìm trứng giun. Thông thường thì những người nhiễm giun đũa sẽ có số lượng trứng nhiều ở trong phân nên có thể sử dụng phương pháp này để tìm trứng.

Một số trường hợp tìm thấy giun trưởng thành trong phân hay hậu môn.

- Chẩn đoán hình ảnh: ấu trùng giun có thể di chuyển tới nhiều vị trí trong cơ thể.

+ Chụp X-quang lồng ngực thấy tổn thương dạng lan tỏa, không đối xứng, không rõ nét. Khi ấu trùng di chuyển xuống ruột, đường mật chụp x-quang bụng có thể thấy giun.

+ Chẩn đoán qua siêu âm.

Hình 4: Hình ảnh trứng giun

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để xác định phần trăm bạch cầu ái toan: thông thường các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng nói chung thì đều có sự tăng tương đối về tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu đặc biệt là giai đoạn ký sinh trùng di chuyển tỷ lệ bạch cầu ái toan có thể tăng từ 20 - 40% tùy từng trường hợp.

- Xét nghiệm huyết thanh học bằng phương pháp ELISA tìm kháng thể IgG và IgM.

3.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh do giun tóc

- Xét nghiệm phân tìm trứng:

+ Sử dụng kĩ thuật xét nghiệm phân trực tiếp và kỹ thuật phân phong phú.

 Đây là kỹ thuật đơn giản, không tốn kém cho kết quả nhanh tuy nhiên trong trường hợp nhiễm ít khó có thể phát hiện thấy trứng dẫn đến độ chính xác của kết quả không cao.

+ Kỹ thuật xét nghiệm phân Kato và Kato - Katz: kỹ thuật sử dụng lượng phân nhiều hơn nên khả năng phát hiện trứng giun cao hơn. Kỹ thuật xét nghiệm phân Kato hiện nay được coi là phương pháp chuẩn để chẩn đoán bệnh tuy nhiên kỹ thuật cho kết quả chậm và hình ảnh thu được không rõ nét do đó đòi hỏi người soi phải có kinh nghiệm.

Xét nghiệm phân là xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán bệnh do giun tóc vì các triệu chứng lâm sang không rõ rệt.

- Có thể xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện kháng thể trong máu. Kháng thể IgM  xuất hiện sau 3 - 4 tuần mắc bệnh, IgG xuất hiện muộn hơn sau 4 - 5 tuần kể từ lúc người nuốt phải trứng có chứa ấu trùng.

3.3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh do giun móc/ mỏ

- Xét nghiệm phân tìm trứng: bệnh phẩm phân dùng cho xét nghiệm phải được tiến hành thực hiện trước 24 giờ. Vì sau 24 giờ trứng giun nở thành ấu trùng khi quan sát khó phân biệt được với ấu trùng giun lươn dẫn đến chẩn đoán nhầm nguyên nhân gây bệnh. Các kỹ thuật xét nghiệm phân được dùng là:

+ Xét nghiệm phân trực tiếp.

+ Xét nghiệm phân phong phú.

+ Kỹ thuật xét nghiệm phân Kato, Kato - Katz.

Hình 5: Hình ảnh giun móc

Những người bị nhiễm giun tóc/ giun móc có thể gặp biểu hiện sau: rối loạn tiêu hóa, đau bụng đi ngoài, phân nhầy có thể có máu; gây tình trạng thiếu máu do nhiễm trùng.

- Xét nghiệm công thức máu: biểu hiện đặc trưng là thiếu máu.

- Chụp X - quang ngực: có thể thấy hình ảnh viêm phổi.

4. Tác hại khi nhiễm các loại giun lây truyền qua đất

Bệnh không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Có thể nhận ra bệnh bởi một số dấu hiệu như: đau bụng, người mệt mỏi chán ăn,...

Những trường hợp bệnh nặng có thể gây ra một số tác hại như: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức. Nhiều trường hợp trẻ bị tắc ruột và suy dinh dưỡng do giun gây nên. Các triệu chứng khác như ho là do sự di chuyển của giun đến các cơ quan trong cơ thể. 

Hình 6: Dịch vụ lấy mẫu tận nhà của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC góp phần vào việc phòng chống dịch COVID - 19 hiệu quả hơn

Các bệnh do giun sán gây ra hiện nay ngày càng phổ biến và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với cơ thể. Các bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời giúp việc điều trị đúng hướng và có hiệu quả. 

Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để yên tâm về chất lượng kết quả và dịch vụ. Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh, máy móc trang thiết bị hiện đại bậc nhất, môi trường khám chữa bệnh chuyên nghiệp. Gọi điện đặt lịch khám theo số 1900565656, với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà giúp bạn hạn chế tối đa việc đi lại mùa dịch để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ