Tin tức
Phương pháp điều trị co thắt phế quản hiệu quả, an toàn
- 11/11/2021 | Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản và cách điều trị
- 27/10/2021 | Bệnh nhân hen phế quản nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?
- 09/09/2021 | Các kỹ thuật nội soi phế quản và thông tin liên quan
1. Tìm hiểu về chứng co thắt phế quản
Trong hoạt động hít thở bình thường, không khí sẽ đi qua đường hô hấp trên, tới khí quản, các nhánh phế quản và tới tận các phế nang. Ống phế quản có cấu tạo phân nhánh để đưa không khí cùng đến 2 bên phổi, từ đó không khí được chia nhỏ để lọc oxy sử dụng tốt hơn.
Co thắt phế quản làm hẹp đường thở gây khó thở
Co thắt phế quản là tình trạng các cơ xung quanh phế quản bị co thắt, khiến đường thở bị thu hẹp nên việc hít thở, trao đổi không khí khó khăn hơn.
1.1. Triệu chứng co thắt phế quản
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi bị co thắt phế quản là tình trạng căng tức ngực và khó thở do đường thở bị thu hẹp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng khác như:
-
Thở khò khè.
-
Cơ thể mệt mỏi
-
Đau thắt ngực
-
Ho nhiều
Tùy vào nguyên nhân gây co thắt phế quản mà các tuyến phế quản có thể bị tăng tiết dịch nhầy khiến ho nghiêm trọng.
1.2. Nguyên nhân gây co thắt phế quản
Chứng co thắt phế quản là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm:
Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính xảy ra khi đường dẫn khí bị kích thích gây viêm, co thắt cơ hô hấp xung quanh. Hen suyễn dị ứng là dạng phổ biến nhất, thường gặp ở người có cơ địa dị ứng gây co thắt phế quản khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như vẩy da thú cưng, phấn hoa, hạt bụi,…
Tình trạng co thắt phế quản do hen suyễn
Viêm phế quản cấp tính thường tiến triển từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh nhưng không được điều trị tốt. Triệu chứng bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn tính, co thắt phế quản là một trong những triệu chứng gặp phải ở người mắc bệnh này.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng nặng lên theo thời gian, khiến đường thở bị thu hẹp lại gây co thắt phế quản và nhiều triệu chứng khác như: ho, khó thở, thở khò khè, tiết đờm,…
Khí phế thũng là một dạng bệnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra sự ứ khí lâu dài trong phế nang. Dần dần các phế nang ngày càng giãn rộng gây tình trạng giãn phế nang, cuối cùng là tình hình thành các kén khí trong phổi.
Trong chẩn đoán và điều trị co thắt phế quản, xác định nguyên nhân bệnh lý là rất quan trọng. Do đó, bệnh nhân khi xuất hiện triệu chứng cần đi khám để tìm nguyên nhân và được chỉ định điều trị.
2. Điều trị co thắt phế quản như thế nào?
Dựa trên các triệu chứng bệnh nhân gặp phải, khai thác tiền sử dị ứng, hen suyễn và có thể kết hợp với 1 số xét nghiệm như chụp CT, chụp X-quang, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân gây co thắt phế quản. Việc chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác là rất quan trọng để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Phương pháp điều trị co thắt phế quản dựa theo nguyên nhân gây bệnh
Lựa chọn phương pháp điều trị co thắt phế quản cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:
Co thắt phế quản do hen suyễn
Ở bệnh nhân hen suyễn, cần điều trị bệnh cùng với sử dụng các thuốc làm giãn phế quản để giảm co thắt phế quản và biến chứng.
Co thắt phế quản do viêm phế quản cấp tính
Với bệnh lý này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng steroid dạng hít để giảm nhanh tình trạng co thắt, hẹp đường thở. Tuy thuốc có tác dụng nhanh nhưng nếu dùng nhiều lần trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp 1 số tác dụng phụ nguy hiểm như huyết áp cao, yếu xương,…
Nếu viêm phế quản cấp tính do nhiễm khuẩn, bệnh nhân cũng cần điều trị với thuốc kháng sinh.
Co thắt phế quản do viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh và thuốc hít để giảm co thắt, nếu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải can thiệp liệu pháp oxy để đảm bảo oxy trong máu.
Co thắt phế quản do COPD
Người bệnh mắc COPD sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, thở oxy hoặc có thể phải phẫu thuật ghép phổi tùy theo mức độ bệnh.
Bệnh nhân COPD bị co thắt phế quản cần điều trị tích cực phòng ngừa biến chứng
Trong quá trình điều trị, cần theo dõi tình trạng bệnh và các tác dụng phụ cơ thể gặp phải. Ngoài ra, cần thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra lại tình trạng bệnh, nhất là khi co thắt phế quản không thuyên giảm.
3. Biện pháp phòng ngừa co thắt phế quản
Có thể phòng ngừa co thắt phế quản và các bệnh lý liên quan bằng những biện pháp sau:
3.1. Tránh tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng
Cần xác định cơ thể bạn dị ứng và bị co thắt phế quản khi tiếp xúc với tác nhân cụ thể là gì, thường gặp như: phấn hoa, lông động vật, hải sản, đậu phộng, khói bụi,… Nếu cần thiết, bác sĩ có thể làm xét nghiệm kiểm tra để tìm dị nguyên. Hãy tránh xa tác nhân gây dị ứng, đây là cách tốt nhất để tránh kích thích gây co thắt phế quản nguy hiểm.
3.2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là cách đơn giản để làm lỏng chất nhầy gây tích tụ trong ngực và giảm co thắt phế quản. Tuy nhiên, uống nhiều nước khi co thắt phế quản nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm
3.3. Tránh xa khói thuốc lá, khói bụi hoặc hóa chất
Những tác nhân này có thể không phải là nguyên nhân gây co thắt phế quản song gây hại cho hệ hô hấp, có thể kích thích và góp phần gây biến chứng nguy hiểm.
3.4. Tiêm vắc xin phòng bệnh đường hô hấp
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên chủ động tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm trước mùa dịch từ 1 -2 tuần. Các đối tượng cao tuổi, có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc bệnh phổi mãn tính càng cần tiêm phòng, đặc biệt là virus cúm và phế cầu khuẩn.
Như vậy, chứng bệnh sẽ được cải thiện nếu bạn điều trị co thắt phế quản sớm, đúng nguyên nhân và kiểm soát được các yếu tố gây bệnh. Song nếu chủ quan để bệnh kéo dài, những cơn co thắt phế quản có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Hãy chủ động đến các cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!