Tin tức

Phương pháp giúp tủy sống mau bình phục

Ngày 01/12/2023
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key: phương pháp giúp tủy sống mau bình phục

Tít: Phương pháp giúp tủy sống mau bình phục

Tổn thương tủy sống do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng nhưng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh cần kiên nhẫn áp dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị mới có thể phục hồi chức năng tủy sống hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp giúp tủy sống mau bình phục.

1. Tổn thương tủy sống là do đâu? Triệu chứng bệnh như thế nào?

Tủy sống thuộc hệ thần kinh trung ương và đảm nhiệm những chức năng quan trọng của cơ thể. Tủy sống truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan, đồng thời dẫn truyền cảm giác từ các cơ quan về não. Tủy sống cũng là trung tâm của các cung phản xạ tự động.

Tổn thương tủy sống do nhiều nguyên nhân

Tủy sống có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất phải kể đến tình trạng chấn thương cột sống, viêm tủy, xuất huyết tủy sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh ung thư,...

Khi bị tổn thương, hoạt động của tủy sống bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là quá trình gửi và nhận tín hiệu giữa não bộ với các cơ quan trong cơ thể. Do đó, người bệnh thường gặp phải tình trạng rối loạn vận động cảm giác phản xạ, chức năng tiểu tiện, chuyện “chăn gối”,...

Một số triệu chứng do tổn thương tủy sống gây ra có thể kể đến như sau:

- Yếu hoặc liệt ở nhiều nhóm cơ tay và chân.

- Người bệnh bị mất cảm giác hoàn toàn hoặc mất cảm giác một phần ở những vùng tủy sống bị tổn thương.

- Những cơn đau, thường gặp nhất ở vùng thắt lưng hoặc cổ. Có thể nói rằng đau dai dẳng chính là triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất do những tổn thương ở tủy sống gây ra.

A person holding his back

Description automatically generated

Đau do tổn thương tủy sống

Khi bị đau trong suốt một thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng suy kiệt, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý. Khi tâm lý càng mệt mỏi, nặng nề, người bệnh lại càng tập trung vào cơn đau. Tình trạng này giống như một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn và tâm lý cũng mệt mỏi hơn.

- Tiểu tiện không tự chủ.

- Rối loạn thần kinh thực vật với một số biểu hiện thường gặp như đau đầu, đỏ mặt, tăng huyết áp, vã mồ hôi, nhịp tim chậm,...

- Một số trường hợp liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp.

- Một số triệu chứng khác như teo cơ, loét da, cứng hay dính khớp, nhiễm khuẩn tiết niệu, tắc mạch chi, suy thận,...

2. Phương pháp giúp tủy sống mau bình phục

Trước hết, để tìm ra phương pháp giúp tủy sống mau bình phục, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây tổn thương tủy sống, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT,...

Dưới đây là những phương pháp giúp tủy sống nhanh chóng phục hồi:

- Đối với những trường hợp bị tổn thương tủy sống do chấn thương: Đây là những nguyên nhân thường gặp nhất. Với những trường hợp tủy sống bị tổn thương do gặp phải chấn thương, cần lưu ý những điều sau:

+ Trước hết cần sơ cứu cho người bệnh: Đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng và cứng, sau đó dùng nẹp cổ để cố định cổ bệnh nhân, đồng thời kiểm tra đường dẫn khí, khả năng hô hấp và tuần hoàn của người bệnh.

+ Khi cột sống của người bệnh đã bất động và ổn định, bác sĩ sẽ tiêm thuốc thường được dùng trong các trường hợp điều trị chấn thương tủy sống cấp tính. 

+ Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần được phẫu thuật để giúp cột sống được ổn định trở lại, phẫu thuật giúp lấy mảnh xương hay dị vật hoặc phần đĩa đệm bị vỡ, sốt sống bị vỡ trong cơ thể người bệnh.

A person massaging a person's back

Description automatically generated

Tập vật lý trị liệu để khắc phục những tổn thương tủy sống

- Trường hợp tổn thương tủy sống do thoát vị đĩa đệm:

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ rối loạn cảm giác, thường bị tê hoặc đau nhiều ở những vùng cơ thể chi phối bởi những dây thần kinh đang bị chèn ép. Những trường hợp này có thể được cải thiện khi áp dụng những phương pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu người bệnh có triệu chứng teo cơ, liệt vận động hoặc bị rối loạn đại tiện,... người bệnh cần được điều trị phẫu thuật sớm để phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng.

- Áp dụng các bài tập phục hồi chức năng: Sau khi phần cột sống tổn thương đã được điều trị ổn định, người bệnh cần được thực hiện các bài tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa những biến chứng nặng nề có thể xảy ra. Để có thể phục hồi sức khỏe cho toàn cơ thể, người bệnh cần áp dụng những phương pháp sau:

+ Vật lý trị liệu: Những bài tập này rất đa dạng. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng người bệnh, lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, mức độ tổn thương của người bệnh.

Những bài tập này có tác dụng duy trì tầm vận động của các khớp, tránh gây ra tình trạng teo cơ, cứng khớp, ức chế tình trạng co cứng chân tay và tăng cường khả năng vận động của cơ thể, giúp người bệnh có thể thuận tiện và chủ động hơn trong việc di chuyển và thực hiện những hoạt động thường ngày.

+Người bệnh cũng được các bác sĩ hướng dẫn về các bài tập phục hồi chức năng hô hấp giúp tăng khả năng hô hấp, cải thiện khả năng khạc, ho, đồng thời hạn chế nguy cơ bị viêm phổi.

+ Các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập tăng cường vận động bàn tay. Bệnh nhân sẽ được sử dụng các nẹp trợ giúp, các dụng cụ hỗ trợ để tăng cường chức năng vận động của bàn tay, từ đó, giúp bệnh nhân chủ động hơn trong các hoạt động thường ngày.

A group of surgeons performing surgery

Description automatically generated

Bệnh nhân có thể được phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

- Phục hồi chức năng đại tiểu tiện: Đây cũng là những bài tập quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau tổn thương cột sống. Người bệnh có thể thực hiện những bài tập cơ đáy chậu, bài tập đại tràng, kích thích hậu môn. Trong trường hợp cần thiết có thể điều trị hỗ trợ bằng máy chẳng hạn như, máy kích thích điện hậu môn, kích thích thần kinh vùng cùng cụt, giao thoa vùng bụng,...

Có thể nói rằng, tình trạng tổn thương tủy sống có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp giúp tủy sống mau bình phục để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn  trực tiếp cho bạn.

BS Chỉnh đã duyệt.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ